Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

Viết về mẹ




Viết về mẹ
Hình ảnh người mẹ hay xuất hiện trong văn học, ca dao, tục ngữ Việt Nam, một kho tàng quí giá của dân tộc. Những nguồn tư liệu trên khi nói hay viết về người mẹ, luôn đề cao phẩm chất cũng như các đức tính được coi là nền tảng quan trọng cảu xã hội mà người mẹ giữ một địa vị ưu thế đặc biệt.
“Con có cha, có mẹ đẻ,
Không ai ở lỗ nẻ mà lên”
(Tục ngữ Việt nam)
Thật vậy, đã là người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành, ai cũng đều có cha mẹ. Khi nói hay viết về mẹ, nguồn tình cảm thật sâu rộng và đằm thắm biết bao. Từ những mái nhà tranh đơn sơ nhỏ bé, thấp thoáng dưới luỹ tre làng, cho đến những vùng đồi núi hẻo lánh xa xôi, những nơi đo thành nhộn nhịp đều hiện lên bòng dáng của người mẹ hiền với nét đẹp trung hậu đảm đang.
Sinh con, nuôi dạy con là điều hết sức vất vả mà không mấy người phụ nữ nào là không trải qua: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Sự vất vả của người mẹ từ lúc mang thai, sinh con nuôi dạy con không có khó khăn nào sánh bằng. Nào là: “giường cứt, chiếu đái” nào là lúc con vặn mình, hay những đên đông rét buốt, con đã tè ra thì: chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để dành cho con. những khi trái gió trở trời làm con khó ngủ, cũngnhư khi ốm đau mẹ đã thức trắng đêm:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đue năm canh”
Mẹ trọn tuổi xuân không biết tới một phút hưởng thụ cá nhân, mẹ hy sinh nhiều, đau khổ nhiều mong cho con khôn lớn nên người.
“Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con”.
Con đến tuổi khôn lớn đi học, mà mẹ vẫn lo cho con đi đến nơi về đến chốn. mỗi lần con đi là mẹ nhắn nhủ, mẹ lo từ lúc con đi đến khi con về mẹ mới hết lo:
“Ra đi mẹ có dặn dò,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”.
Mẹ cả đời dầm mưa dãi nắng, lam lũ tần tảo vất vả nuôi con. Sự nhẫn nại im lặng của mẹ quả là một hi sinh to lớn. Công lao của mẹ như trời với bể mà thế gian không có gì sánh ví cho bằng. Công lao ấy, hi sinh ấy, mẹ đã gieo vào tâm hồn con một bài học về sự hi sinh.
“Chim trời ai dễ đếm lông,
nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”.
Cuộc đời và sự hi sinh phục vụ của mẹ đã được các nhà văn nghệ sĩ phổ thành nhạc thành thơ. những bài thơ, những bản nhạc đi vào lòng người, đẻ ca ngợi mẹ. Mẹ mãi mãi là biển cả bao la, là bầu trời mênh mông mà đứa con nào có địa vị to lớn đến đâu đi nữa, thì vẫn là đứa con nhỏ bé bình thường trong vòng tay mẹ.
Tình sâu nghĩa nặng và sức mạnh giáo dục trong gia đình đều nhờ ơn mẹ, phát xuất từ lòng mẹ, lớn lên nhờ mẹ. Các cụ xưa có câu: “Phúc đức tại mẫu” . Thật vậy, mẹ cưu mang, sinh thành dưỡng dục, tập luyện cho con nhân cách sống đạo làm người. Con nên người nhờ bàn tay dịu hiền, lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ. Tình yêu thương và lòng quảng đại của mẹ thật mênh mông vô tận, một lòng vì con mà mẹ hi sinh đời mẹ.
Mẹ mộc mạc đơn sơ nhưng công lao của mẹ vô cùng vĩ đại. Giờ đây mẹ đã cao tuổi, lưng còng, chân chồn gối mỏi, mái đầu của mẹ đã bạc nhiều vì sương gió. khoảng cách đời mẹ ngày càng ngắn lại. Con biết mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi con phải đền đáp công ơn của mẹ, nhưng bổn phận làm con có khi nào con quên công ơn trời bể mà mẹ đã dành cho con, giúp con khôn lớn nên người.

Viết tặng mẹ và những người còn mẹ.
Jos Phi Long
Tu hội Nhà Chúa Giáo phận Hà Nội

Không có nhận xét nào: