Thứ Hai, 29 tháng 12, 2008

"Xin Cha Sống Mãi Trong Con"



"Xin Cha Sống Mãi Trong Con"Lời chứng của Tiến sĩ Phan Như Ngọc
Tôi sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa vô thần. Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có ông trời nào hết. Để chứng tỏ quan điểm đó là đúng, người vô thần nêu câu hỏi: Nếu có Ông Trời vĩ đại đến mức sinh ra được cả vũ trụ thì Bố của Ông Trời là ai? Ông của Ông Trời là ai? Như thế, chuỗi logic hình thức này không bao giờ kết thúc. Ý thức vô thần cứ thấm vào tôi mỗi ngày càng sâu hơn.
Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chất quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián điếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tãi (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin Thượng Đế tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.
Sau khi ra trường, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa trong đội ngũ trí thức Việt Nam. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.
Năm 1975, sau một kỳ thi rất căng thẳng giữa các cán bộ giảng dạy đại học, tôi đã đỗ và được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà xin về làm ở Viện Vật lý thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Mặc dầu không phải là đảng viên nhưng do có chuyên môn tốt nên tôi được cử làm trưởng phòng của Phòng Nghiên cứu Vật lý hạt nhân và có 6 phó tiến sĩ dưới quyền. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), nghiên cứu về các hạt nơ-tron phát xã từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân nhẹ dơ-tê-ri, đóng góp cho công trình sự dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, đặt cơ sở cho những nhà máy điện nguyên tử xử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân, mạnh gấp hàng ngàn lần nhà máy điện nguyên tử ngày nay. Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này. Chỗ làm việc của tôi thất lý tưởng. Đại đa số cán bộ là con ông cháu cha, chỉ một vài người con thường dân như tôi được lọt lưới vào đây. Bây giờ, khi đã tin Chúa tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể "vớ bở" như thế được. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin tỵ nạn ở Đức. Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo người Hà Lan, Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ-đốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.
Ngay từ dòng đầu của Kinh thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Lương tri tôi bật lò xo. Đó là phản ứng tự nhiên của một người đã sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "cái hích đầu tiên của Thượng Đế," mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Thượng đế có thật. Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Thượng đế sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sách, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng?
Những phép lạ đầy dẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo logic khoa học của tôi không sao hiểu nỗi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nảy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gở mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:
Charles Dickens viết: "Kinh Thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới."
Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục đã kết luận: "Trong Kinh thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."
Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh."
Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ này, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt."
Lúc bấy giờ tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người học khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thất lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể tìm ra định luật vĩ đại nầy, Newton vừa cười vừa trả lời: "Đó là nhờ tôi đứng trên vai những người khổng lồ." Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng trên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta." Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được nhồi sọ công phu trong bao nhiên năm nay bị đánh bật ra khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Thượng Đế vì không ai chứng minh được sự hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Thượng Đế không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở trái đất nói rằng mặt trăng quay quanh trái đất; nhưng quan sát viên đứng ở mặt trăng sẽ bảo trái đất quay quanh mặt trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được trí khôn. Vì vậy, có Thượng Đế hay không có Thượng Đế là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác.
Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.
Dần dần tôi cũng tin Kinh thánh là Lời của Thượng Đế phán dạy cho loài người, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa điểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế đối với nhân loại.
Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi một thể. Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn. lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là nước. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Điều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khấp khiểng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi.
Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy, thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta, nhưng đồng thời Ngài chính là Thượng Đế, là Đấng Sáng Tạo. Chính Chúa Giê-xu đã tạo dựng nên vũ trụ này, một phép lạ vĩ đại, thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, đối với Ngài có gì là khó thực hiện.
Những lời dạy của Chúa Giê-xu đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai đước đến với Cha." Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là con đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là chân lý tuyệt duy nhất. Và cũng chính Ngài là nguồn sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.
Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:
Lạy Trời mưa xuống,Lấy nước tôi uống,Lấy ruộng tôi cày,Lấy đầy bát cơm,Lấy rơm đun bếp.
Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-xu cho biết: tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Thượng Đế, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Thượng Đế được. Lời dạy bao trùm nhiều ý nghĩa sâu sắc đó đã cảm động lòng tôi rất nhiều. Được Đức Thánh Linh truyền cảm hứng, tôi đã phổ nhạc bài thánh ca: "Xin Cha Sống Mãi Trong Con." Tôi cũng lấy câu này để đọc trong ngày tôi được làm thánh lễ báp-tem. Cảm ơn Chúa thật nhiều!
Phan Như Ngọc
Stuttart, Germany

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008

Thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam






Thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam gởi Ông Chủ Tịch UBND TP. Hà Nội V/v yêu cầu thuyên chuyển các Linh Mục Giáo xứ Thái Hà ra khỏi TP. Hà Nội
Lm. Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN

Văn Thư của Ông Nguyễn Thế Thảo






CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI

CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Ai cũng biết, với mọi Kitô hữu, lễ Giáng sinh là một lễ quan trọng trong năm. Trước đó người ta vui mừng, đón đợi và mong ngóng. Đêm lễ Giáng sinh, tất cả mọi người già, trẻ gái trai nô nức niềm vui mừng Chúa giáng trần. Trên mọi nẻo đường, người dân không phân biệt lương, giáo lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Những bài Thánh ca giáng sinh vang lên trên mọi nẻo đường và mọi nhà, vui mừng, sung sướng, hân hoan… Nhưng, năm nay Hà Nội có một Noel buồn.
Noel buồn ở “Thành phố Hoà bình”
Những ngày đầu tháng 12, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nô nức chờ đón ngày lễ Giáng sinh với muôn vàn lời chúc tụng tốt đẹp, mọi lời cầu mong an bình cho trần thế được chuẩn bị bằng những cánh thiếp Noel đủ màu khoe sắc. Những bài hát mới, rộn ràng, phấn khởi được tung ra. Các cửa hàng, cửa hiệu trang hoàng lộng lẫy với những băng rôn, ông già tuyết, cỗ xe tuần lộc, cây thông Noel…
Noel đã đi vào văn hóa người Việt một cách tự nhiên từ bao giờ chẳng rõ.
Đó là Noel xưa.
Năm nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ 21 được gần một thập kỷ, tại thủ đô Hà Nội, một “Thành phố vì Hòa bình”, người công giáo chuẩn bị đón Noel trong sự ngập ngừng và cảnh giác. Khi những người làm chương trình đêm Noel bắt tay vào chuẩn bị, thì đâu đó có tiếng thì thầm: Hãy cảnh giác, ban đêm là khi mà tử khí, tà thần hay hoạt động và gây hại cho con người.
Những tiếng nói đó đã đem đến cho người Công giáo Hà Nội một cảm giác không yên bình khi buộc phải tiến hành nghi lễ ban đêm, mà lễ Giáng Sinh thì không thể không làm ban đêm.
Giáo dân Hà Nội hẳn còn nhớ khi màn đêm bắt đầu buông xuống, họ đã được nếm mùi của dùi cui, roi điện trên phố Thái Hà vào đêm 28/8.
Họ vẫn nhớ cảm giác của hơi cay xịt vào đám đông thiếu nhi và phụ nữ đang cầu nguyện trong đêm 31/8, mùi của những bãi nước bọt được nhổ lên mặt từ những cái miệng thối tha khi họ đang đọc kinh cầu nguyện cũng như những cú thụi vào cạnh hông khi từ nơi cầu nguyện trở về.
Người công giáo Hà Nội chưa thể quên được những trận đòn hội chợ của đám quần chúng “tự phát” khi có mặt của cán bộ công an và chính quyền đã gào thét, đập phá cổng Đền Giêrađô và gào thét “giết, giết Kiệt, giết Phụng”.
Người công giáo Hà Nội cũng chưa thể quên được những ngày đám quần chúng “tự phát”, đám thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gào thét, chửi bới cũng như những ngày công an dày đặc cùng với chó nghiệp vụ từng đàn để chính quyền mang tượng Đức Mẹ sầu bi ra khỏi nơi Ngài đã ngự.
Giáo dân càng không thể quên được hình ảnh đám mắm tôm và dầu mỡ bẩn thỉu đổ lên tượng đài Đức Mẹ nơi linh địa.
Những kẻ đã có dã tâm làm được điều đó, thì thử hỏi có điều gì mà chúng không thể không làm cho sự ác được thể hiện trọn vẹn hơn?
Toà Tổng Giám mục Hà Nội, dù có nhắm mắt lại vẫn thấy được sự hung dữ, lởm chởm của hàng rào sắt nhọn và đám cảnh sát, cán bộ đủ loại bên dây kẽm gai bao vây luôn đường ra lối vào…
Với những gì đã diễn ra, thì ngay cả người có “gan lim” cũng phải sợ hãi huống chi là giáo dân bình thường, hiền lành và nhẫn nhục. Bởi họ không phải là thành phần xã hội đen hay đỏ, họ không phải là con nghiện, không có vũ khí, và đặc biệt là họ thiếu bản lĩnh của những kẻ vô đạo.
Cũng vì vậy mà tinh thần cảnh giác của giáo dân được nâng lên hơn bao giờ hết, họ sẵn sàng hi sinh không chỉ niềm vui, mà còn là cả những nghi lễ hết sức cần thiết trong tín ngưỡng của mình. Điều đó cũng như sự hi sinh máu thịt của bản thân họ.
Bởi chưa có ai đảm bảo cho họ rằng, những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ năm, thứ sáu và ai dám nói rằng mức độ chỉ có thế khi lòng hận thù đã được thể hiện rõ nét.
Một Noel không thể vui
Nhưng những điều nói trên chưa phải là quan trọng nhất để giáo dân chấp nhận tự tước bỏ niềm vui Giáng sinh. Khi giáo dân đã chấp nhận bước lên, thì những trò hèn hạ, bẩn thỉu kia chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí lấy mất mạng sống của họ, họ cũng sẵn sàng. Những hành động và lòng người qua việc xử các giáo dân Thái Hà trong vụ án “mấy cục gạch” vừa qua đã nói lên điều đó rất rõ ràng.
Điều căn bản mà giáo dân Hà Nội không thể vui Noel, không thể hân hoan vui mừng Giáng Sinh là bức tượng Đức Mẹ sầu bi hiện đang còn lưu lạc trong tay những người ngoại đạo chưa biết nơi nào. Với giáo dân, đó là tất cả những âu lo, những đau đớn, những tủi nhục mà họ đang phải chịu đựng gần như quá sức của họ.
Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi Mẹ Ngài, xác Ngài và Thánh giá – Chiếc giường khổ nạn của Ngài – đã bị mang đi một cách vội vã trước sự thị uy của chó và cảnh sát cùng hàng ngàn những khuôn mặt hằm hè dữ tợn. Hiện nay, Mẹ vẫn chưa được “hưởng chính sách khoan hồng của đảng, nhà nước và pháp luật” để về đoàn tụ với giáo dân trong ngày Noel, vẫn còn lưu lạc đâu đó trong cảnh bị giam giữ, tù đày.
Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi những oan khuất trong cơn điên loạn tập thể gây nên trận đòn hội chợ của giới truyền thông và nhiều quan chức nhà nước đang đổ lên đầu Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, người thay mặt Chúa nơi trần gian để đến với các giáo dân mà họ không thể nào đủ sức để bảo vệ, đành để Chúa phải bị đóng đinh lần thứ 2.
Vui mừng sao được, khi những vị chủ chăn yêu quý của họ đang bị chính quyền bằng cách này cách khác, lần này rồi lần khác, lộ rõ ý định đuổi bằng được ra khỏi trọng trách mà Chúa đã giao cho các vị là dẫn dắt đàn chiên của mình nơi đây. Họ đang đứng trước viễn cảnh của một đàn chiên lạc mà thú dữ có thể ăn thịt họ bất cứ lúc nào khi mất chủ chăn.
Tất cả những điều đó, làm nên một Noel buồn trong Tổng Giáo phận Hà Nội, là điều rất dễ hiểu.
Chiều 21-12-2008, tôi dạo một vòng quanh các giáo xứ, các nhà thờ ở nội thành Hà Nội, tất cả vẫn im lìm. Đâu đó các đoàn giáo dân đến chúc mừng linh mục nhân ngày Giáng sinh. Tất cả đều âm thầm và lặng lẽ. Không có những chùm đèn màu rực rỡ, không có những bản nhạc giáng sinh rộn rã, không hang đá, máng cỏ như mọi năm.
Toà TGM Hà Nội vẫn như mọi ngày, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp từng đoàn sinh viên, giáo dân, linh mục… từ nhiều nơi đến chúc mừng Giáng sinh. Trong các buổi nói chuyện, Ngài luôn nhắc nhở mọi người cần quan tâm đến những người nghèo. Trong xã hội còn quá nhiều những người nghèo, họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn là nghèo về tinh thần, về công lý và sự thật. Tất cả đều đáng được thương yêu và giúp đỡ.
Thời gian qua, kể từ sau nạn lụt lội ở Hà Nội và các tỉnh, Đức TGM hầu như không tuần nào không có vài chuyến đi đến với những người nghèo khổ, đau ốm và cần sự cứu trợ, nâng đỡ, giúp đỡ của Ngài từ miền Vinh đến các tỉnh phía Bắc.
Trước Nhà thờ Chính toà, không một dây đèn, một cây nến, một chùm hoa. Không gian trước nhà thờ vài chiếc xe đậu với hai người là bảo vệ của phường Hàng Trống đứng canh gì đó không rõ.
Tại Nhà thờ Hàm Long, linh mục Giacobe Nguyễn Văn Lý tiếp các chủng sinh. Không gian nhà thờ vắng lặng, hang đá không trang hoàng, chưa có tượng Chúa Hài đồng. Tất cả trong không khí có phần lạnh lẽo của chiều mùa đông.
Tại xứ Kẻ Sét, nhà thờ vẫn im lìm, không hoa, đèn như mọi năm. Phía ngoài, chắc thấy cô quạnh quá nên phường cho chăng một băng rôn qua đường nội dung nói về hạn chế dân số, sinh đẻ kế hoạch gì đó… Trong sân nhà thờ, những chùm chân nến đêm cầu nguyện cho Công lý, Hoà bình đang cháy dở.
Trong câu chuyện với các vị chủ chăn, tôi được biết các Ngài đang hướng cộng đồng đi tới tìm niềm vui trong việc thực hiện ơn cứu độ qua việc chăm sóc những người nghèo khó, thay cho những niềm vui rộn rã trần thế đời thường. Đặc biệt là trong Noel năm nay.
“Đàn két công giáo” - Vui là vui gượng kẻo mà…
Mấy hôm nay, Nhà nước cũng tổ chức cho cái gọi là “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” mừng Giáng Sinh tại Hà Nội để các lãnh đạo đến chúc mừng và vui cười hoan hỉ, rằng như là “chúng tớ vẫn tôn trọng người Công giáo lắm đấy nhé”. Báo nhà nước đưa tin rầm rộ, vẫn có một vị linh mục già nua hớn hở, tươi cười cứ như là đợt này sau khi trục xuất được Tổng Giám mục Kiệt thì nhà nước sẽ phong cho mình được lên chức Tổng Giám mục đến nơi.
Ngoài đường, đoàn xe ô tô chở cây thông giáng sinh và nhạc nhẽo ầm ĩ chạy trên các phố.
Đó là những động thái lạ mà các cơ quan nhà nước làm trong Noel năm nay.
Tại các ngã tư đường phố, từng đoàn người tụ tập quanh những đoàn tuần lộc, ông già Noel… dưới cờ đỏ sao vàng sặc sỡ…
Nhưng, với không khí Noel, những điều đó chưa đủ. Với cả Hà Nội, Noel năm nay là một Noel đặc biệt và khác thường.
Nhiều người dân không công giáo ở Hà Nội ngơ ngác hỏi nhau: “Hình như chưa tới Noel, hay năm nay bên Công giáo hoãn Noel sang ngày khác”? Đúng là họ chưa hiểu, họ cứ nghĩ chuyện chuyển ngày Noel cứ như Quận Đống Đa xử dân Thái Hà dễ dàng vậy. Nhưng khi hiểu ra, họ ngán ngẩm lắc đầu rồi lại gật đầu: “Chắc cũng cần phải như thế, phòng hơn là tránh, bệnh dịch biết khi nào vào nhà”.
Lệ thường hàng năm, người được chúc mừng Noel sớm nhất là các vị đứng đầu giáo phận, các linh mục quản xứ, quản hạt… và báo đài nhà nước tung hô việc này ầm ĩ. Với các đấng bậc, việc các chức sắc nhà nước đến chúc mừng Noel hàng năm, chẳng có mấy ý nghĩa ngoài việc các chức sắc đó muốn quảng cáo cho chính sách của nhà nước và bản thân họ.
Nhưng nay ở Hà Nội, người được chúc mừng, thay vì các giáo chức, giáo sỹ đứng đầu tổ chức Công giáo là Toà Tổng Giám mục, thì đó lại là cái mà giáo dân gọi là “uỷ ban đàn két công giáo”.
Qua đây người ta thấy được một việc khác, đó là mục đích chính của tổ chức này đã lộ rõ: Nó đã được cất nhắc lên thay thế giáo quyền.
Hài hước thay cho những người đã tổ chức nên việc đó, vì mọi người đều hiểu những đại biểu, kể cả những linh mục và tu sĩ trong cái “uỷ ban đàn két” đó đang đại diện cho ai ở đây? Thực chất, họ chỉ đại diện cho cá nhân họ, tính cách họ và những bổng lộc, danh hão mà họ nhận đươc mà thôi.
Nhưng qua đó, cũng đáng thương hại thay cho những người được “trọng dụng” để thay thế chủ mình mà lại lấy làm phấn khởi và hãnh diện? Họ là ai, nhân dân và giáo dân đã biết. Tài ở họ đã không, mà đức lại càng kém. Tài ở họ không có, biểu hiện ở chỗ ngay nơi mình ở, những bất công, chèn ép, những tệ nạn đầy rẫy nhưng họ vẫn ngậm tăm. Cái đức kém rõ ràng nhất ở đây là lòng trung tín, đức vâng lời. Thường thấy, với một con người mà không có lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì xin đừng nói đến chuyện họ có thể tốt với bất cứ ai, trong khi họ đang là con cái Giáo hội, hoăc đã từng là con cái Giáo hội.
Linh mục Nguyễn Công Danh, “con cò đầu đàn” của uỷ ban này đã giải thích rằng tổ chức này không phải là một tổ chức của Giáo hội, không phải là của nhà nước. Tổ chức này là của “giới công giáo” nhưng bầu nó lên không ở nhà thờ, không ở giáo hội mà do uỷ ban địa phương? Uỷ ban thuộc mặt trận, còn mặt trận là của ai thì… không biết. Chỉ biết nó được nuôi dưỡng bằng tiền của mặt trận và ở… trên.
Thật ra, ông thừa biết điều lệ của tổ chức này đã ghi rõ: Người đứng đầu uỷ ban này phải là người được “đảng và nhà nước tín nhiệm” – Nghĩa là phải là của quốc doanh chính hiệu.
Thực tế cho thấy nơi nào có hàng giáo phẩm kiên vững và mạnh mẽ, thì nơi đó cái “uỷ ban” này không có đất sống, hoặc dần dần nó sẽ chết mòn. Nơi nào hàng giáo phẩm thực hiện sách lược theo kiểu phật giáo quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” thì nơi đó, hàng ngũ này được dịp thi thố và phát triển.
Linh mục Dương Phú Oanh, chủ tịch cái uỷ ban này của Hà Nội, hiện đang là linh mục thuộc giáo phận Hưng Hoá, nơi có một “nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La” nhưng chưa khi nào ông lên tiếng cho giáo dân của mình nơi đó? Đó cũng là những ví dụ điển hình.
Nhìn những động thái của cái uỷ ban này mấy ngày qua, tôi chợt nhớ đến câu Kiều của Nguyễn Du mấy trăm năm trước: “Vui là vui gượng kẻo mà/ Ai tri âm đó, mặn mà với ai”.(Kiều – Nguyễn Du).
“Bài Thánh ca buồn” của nhạc sĩ nào đó không chỉ vang trên các phương tiện nghe nhìn, mà thẳm sâu trong tâm hồn người Hà Nội, đặc biệt là giáo dân nói riêng còn có cả những tiếng thầm thì uất nghẹn: “Mùa Giáng sinh buồn” – Giáng sinh 2008.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2008. J.B Nguyễn Hữu Vinh

Hang đá-trống-rỗng
Nhà Thờ Kẻ Sét vắng lặng
Nhà Thờ Lớn Hà Nội chiều 21.12

Nhà Thờ Hàm Long
TGM với sinh viên GP Vinh
Trước Nhà Thờ Kẻ sét

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008

Sao không là hạt bụi!


Sao không là hạt bụi!
Nhiều người trong một phút giây nào đó thường ước gì sau này mình là cây, là cỏ, là gió, là biển cả mênh mông... Ai ai cũng có những lý lẽ, những nguyên nhân để lý giải tại sao ước muốn của mình như vậy.
Quả thật, những chọn lựa trên chọn lựa nào cũng hợp lý và ý nghĩa với mỗi quan niệm sống. Chẳng hạn cây có thể đứng yên một chỗ và ít khi phải thay đổi những thứ được cho là thân thiết, gần gũi với đời sống của nó. Gió có thể tự do tung tăng đi bất cứ nơi đâu mà không phải phụ thuộc vào ai. Biển cả mênh mông lúc yên bình, khi sóng dữ để rồi không ai biết biển mênh mông đến dường nào.
Bởi vậy, chẳng ai muốn mình là hạt bụi, một hạt bụi nhỏ bé mà hầu như khi nào người ta cũng muốn lãng quên, xua đuổi, dẫu nó vô hại hay không ảnh hưởng đến ai.
Có lẽ không người nào hình dung được tại sao phải là một hạt bụi. Hạt bụi tuy không mang lại điều gì tốt đẹp cho cuộc sống nhưng chí ít nó cũng có thể tự do tự tại đi bất cứ nơi đâu dù luôn bị người ta xua đuổi. Một hạt bụi có thể đi qua đại dương mênh mông, có thể cuốn theo cơn gió để đến một nơi nào đó xa, xa lắm. Hạt bụi có thể bám vào bất cứ đâu dẫu đó là toà lâu đài tráng lệ hay một ngách nhỏ mà không ai để ý đến bao giờ.
Là cây, là gió, là biển rộng... thể hiện khát vọng của một người về một niềm tin trong cuộc sống, về sức mạnh bản thân hay đơn giản là chạy trốn khỏi những gì đang diễn ra thường ngày, những thứ mà nhân gian gọi là trần thế. Dĩ nhiên đôi lúc người ta không nghĩ, cây có thể bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác, gió có thể bị bão hay gió lớn cuốn phăng, biển cả mênh mông vẫn có giới hạn và không bao giờ thoát ra chính bản thân mình. Liệu có thể cho đó là lý tưởng về một niềm tin xa xôi nơi tận cuối chân trời?
Vậy sao không là hạt bụi? Dù người khác không muốn nó tồn tại, muốn thổi bay đi nhưng hạt bụi vẫn lơ lửng, vẫn bám và đi bất cứ đâu có thể đấy thôi. Dường như sự nhỏ bé khiến cho người khác có cảm giác nó không tồn tại trên đời.
Cũng có thể ai cũng muốn mình là một thứ gì đó to lớn vĩ đại mà không biết rằng những thứ nhỏ bé luôn tồn tại xung quanh mới chính là thứ có giá trị vĩnh cửu nhất. Một hạt bụi dẫu cho nó tồn tại hay tan biến thì vẫn là hạt bụi, vẫn là chính nó.
Là một cây cổ thụ, là một cơn gió to, là một đại dương rộng lớn nhưng sao không là hạt bụi bởi không ai muốn mình nhỏ bé khi bản thân chỉ là một hạt bụi trên đời.
Sưu t

KỶ NIỆM MÙA HOA SƯA


Ở Hà Nội có một loài hoa đặc biệt, vẫn thường nở khi mùa xuân về. Khi những hạt mưa xuân lắc rắc rơi trên đường phố, hoa sưa cũng âm thầm trổ bông. Rồi bỗng nhiên những con phố cũ kỹ Hà Nội trở nên bừng sáng khi hàng loạt cây sưa nở cùng lúc. Đường về nhà em trồng rất nhiều hoa sưa. Mẹ kể rằng từ khi em sinh ra, con đường đã rất nhiều hoa sưa như vậy. Cứ mỗi độ xuân về, em thường đi bộ đi học. Em muốn được đắm mình trong một bầu trời đầy hoa trắng. Mỗi lần hoa rụng xuống, hoa như những bông tuyết bay lất phất trong gió, trông thật là đẹp.Mỗi buổi chiều tan học. Hai đứa lại cùng nhau đi trên con đường đầy tuyết trắng ấy. Những cánh hoa rơi trên đầu, rồi ở lại trên mái tóc đen dài của em. Anh đưa tay ra vuốt. Anh vuốt nhẹ nhàng, như sợ làm đau những cánh hoa. Những cánh hoa ấy, Anh không vứt đi. Anh giữ lại, cất chúng vào trong kỷ niệm. 8/3 năm ấy Anh không đến lớp học. Anh đi bẻ trộm hoa. Cầm nhành hoa sưa trên tay, mặt em đỏ bừng thẹn thùng nói lời cám ơn anh. Nhìn vào đôi mắt long lanh vì hạnh phúc ấy, em cũng thấy xôn xao lạ thường.Ôi kỷ niệm bây giờ chỉ còn là kỷ niệm

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2008

CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI




CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Ai cũng biết, với mọi Kitô hữu, lễ Giáng sinh là một lễ quan trọng trong năm. Trước đó người ta vui mừng, đón đợi và mong ngóng. Đêm lễ Giáng sinh, tất cả mọi người già, trẻ gái trai nô nức niềm vui mừng Chúa giáng trần. Trên mọi nẻo đường, người dân không phân biệt lương, giáo lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Những bài Thánh ca giáng sinh vang lên trên mọi nẻo đường và mọi nhà, vui mừng, sung sướng, hân hoan… Nhưng, năm nay Hà Nội có một Noel buồn.
Noel buồn ở “Thành phố Hoà bình”
Những ngày đầu tháng 12, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nô nức chờ đón ngày lễ Giáng sinh với muôn vàn lời chúc tụng tốt đẹp, mọi lời cầu mong an bình cho trần thế được chuẩn bị bằng những cánh thiếp Noel đủ màu khoe sắc. Những bài hát mới, rộn ràng, phấn khởi được tung ra. Các cửa hàng, cửa hiệu trang hoàng lộng lẫy với những băng rôn, ông già tuyết, cỗ xe tuần lộc, cây thông Noel…
Noel đã đi vào văn hóa người Việt một cách tự nhiên từ bao giờ chẳng rõ.
Đó là Noel xưa.
Năm nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ 21 được gần một thập kỷ, tại thủ đô Hà Nội, một “Thành phố vì Hòa bình”, người công giáo chuẩn bị đón Noel trong sự ngập ngừng và cảnh giác. Khi những người làm chương trình đêm Noel bắt tay vào chuẩn bị, thì đâu đó có tiếng thì thầm: Hãy cảnh giác, ban đêm là khi mà tử khí, tà thần hay hoạt động và gây hại cho con người.
Những tiếng nói đó đã đem đến cho người Công giáo Hà Nội một cảm giác không yên bình khi buộc phải tiến hành nghi lễ ban đêm, mà lễ Giáng Sinh thì không thể không làm ban đêm.
Giáo dân Hà Nội hẳn còn nhớ khi màn đêm bắt đầu buông xuống, họ đã được nếm mùi của dùi cui, roi điện trên phố Thái Hà vào đêm 28/8.
Họ vẫn nhớ cảm giác của hơi cay xịt vào đám đông thiếu nhi và phụ nữ đang cầu nguyện trong đêm 31/8, mùi của những bãi nước bọt được nhổ lên mặt từ những cái miệng thối tha khi họ đang đọc kinh cầu nguyện cũng như những cú thụi vào cạnh hông khi từ nơi cầu nguyện trở về.
Người công giáo Hà Nội chưa thể quên được những trận đòn hội chợ của đám quần chúng “tự phát” khi có mặt của cán bộ công an và chính quyền đã gào thét, đập phá cổng Đền Giêrađô và gào thét “giết, giết Kiệt, giết Phụng”.
Người công giáo Hà Nội cũng chưa thể quên được những ngày đám quần chúng “tự phát”, đám thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gào thét, chửi bới cũng như những ngày công an dày đặc cùng với chó nghiệp vụ từng đàn để chính quyền mang tượng Đức Mẹ sầu bi ra khỏi nơi Ngài đã ngự.
Giáo dân càng không thể quên được hình ảnh đám mắm tôm và dầu mỡ bẩn thỉu đổ lên tượng đài Đức Mẹ nơi linh địa.
Những kẻ đã có dã tâm làm được điều đó, thì thử hỏi có điều gì mà chúng không thể không làm cho sự ác được thể hiện trọn vẹn hơn?
Toà Tổng Giám mục Hà Nội, dù có nhắm mắt lại vẫn thấy được sự hung dữ, lởm chởm của hàng rào sắt nhọn và đám cảnh sát, cán bộ đủ loại bên dây kẽm gai bao vây luôn đường ra lối vào…
Với những gì đã diễn ra, thì ngay cả người có “gan lim” cũng phải sợ hãi huống chi là giáo dân bình thường, hiền lành và nhẫn nhục. Bởi họ không phải là thành phần xã hội đen hay đỏ, họ không phải là con nghiện, không có vũ khí, và đặc biệt là họ thiếu bản lĩnh của những kẻ vô đạo.
Cũng vì vậy mà tinh thần cảnh giác của giáo dân được nâng lên hơn bao giờ hết, họ sẵn sàng hi sinh không chỉ niềm vui, mà còn là cả những nghi lễ hết sức cần thiết trong tín ngưỡng của mình. Điều đó cũng như sự hi sinh máu thịt của bản thân họ.
Bởi chưa có ai đảm bảo cho họ rằng, những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra lần thứ năm, thứ sáu và ai dám nói rằng mức độ chỉ có thế khi lòng hận thù đã được thể hiện rõ nét.
Một Noel không thể vui
Nhưng những điều nói trên chưa phải là quan trọng nhất để giáo dân chấp nhận tự tước bỏ niềm vui Giáng sinh. Khi giáo dân đã chấp nhận bước lên, thì những trò hèn hạ, bẩn thỉu kia chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí lấy mất mạng sống của họ, họ cũng sẵn sàng. Những hành động và lòng người qua việc xử các giáo dân Thái Hà trong vụ án “mấy cục gạch” vừa qua đã nói lên điều đó rất rõ ràng.
Điều căn bản mà giáo dân Hà Nội không thể vui Noel, không thể hân hoan vui mừng Giáng Sinh là bức tượng Đức Mẹ sầu bi hiện đang còn lưu lạc trong tay những người ngoại đạo chưa biết nơi nào. Với giáo dân, đó là tất cả những âu lo, những đau đớn, những tủi nhục mà họ đang phải chịu đựng gần như quá sức của họ.
Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi Mẹ Ngài, xác Ngài và Thánh giá – Chiếc giường khổ nạn của Ngài – đã bị mang đi một cách vội vã trước sự thị uy của chó và cảnh sát cùng hàng ngàn những khuôn mặt hằm hè dữ tợn. Hiện nay, Mẹ vẫn chưa được “hưởng chính sách khoan hồng của đảng, nhà nước và pháp luật” để về đoàn tụ với giáo dân trong ngày Noel, vẫn còn lưu lạc đâu đó trong cảnh bị giam giữ, tù đày.
Vui mừng đón Chúa Hài đồng sao được, khi những oan khuất trong cơn điên loạn tập thể gây nên trận đòn hội chợ của giới truyền thông và nhiều quan chức nhà nước đang đổ lên đầu Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, người thay mặt Chúa nơi trần gian để đến với các giáo dân mà họ không thể nào đủ sức để bảo vệ, đành để Chúa phải bị đóng đinh lần thứ 2.
Vui mừng sao được, khi những vị chủ chăn yêu quý của họ đang bị chính quyền bằng cách này cách khác, lần này rồi lần khác, lộ rõ ý định đuổi bằng được ra khỏi trọng trách mà Chúa đã giao cho các vị là dẫn dắt đàn chiên của mình nơi đây. Họ đang đứng trước viễn cảnh của một đàn chiên lạc mà thú dữ có thể ăn thịt họ bất cứ lúc nào khi mất chủ chăn.
Tất cả những điều đó, làm nên một Noel buồn trong Tổng Giáo phận Hà Nội, là điều rất dễ hiểu.
Chiều 21-12-2008, tôi dạo một vòng quanh các giáo xứ, các nhà thờ ở nội thành Hà Nội, tất cả vẫn im lìm. Đâu đó các đoàn giáo dân đến chúc mừng linh mục nhân ngày Giáng sinh. Tất cả đều âm thầm và lặng lẽ. Không có những chùm đèn màu rực rỡ, không có những bản nhạc giáng sinh rộn rã, không hang đá, máng cỏ như mọi năm.
Toà TGM Hà Nội vẫn như mọi ngày, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp từng đoàn sinh viên, giáo dân, linh mục… từ nhiều nơi đến chúc mừng Giáng sinh. Trong các buổi nói chuyện, Ngài luôn nhắc nhở mọi người cần quan tâm đến những người nghèo. Trong xã hội còn quá nhiều những người nghèo, họ nghèo không chỉ về vật chất, mà còn là nghèo về tinh thần, về công lý và sự thật. Tất cả đều đáng được thương yêu và giúp đỡ.
Thời gian qua, kể từ sau nạn lụt lội ở Hà Nội và các tỉnh, Đức TGM hầu như không tuần nào không có vài chuyến đi đến với những người nghèo khổ, đau ốm và cần sự cứu trợ, nâng đỡ, giúp đỡ của Ngài từ miền Vinh đến các tỉnh phía Bắc.
Trước Nhà thờ Chính toà, không một dây đèn, một cây nến, một chùm hoa. Không gian trước nhà thờ vài chiếc xe đậu với hai người là bảo vệ của phường Hàng Trống đứng canh gì đó không rõ.
Tại Nhà thờ Hàm Long, linh mục Giacobe Nguyễn Văn Lý tiếp các chủng sinh. Không gian nhà thờ vắng lặng, hang đá không trang hoàng, chưa có tượng Chúa Hài đồng. Tất cả trong không khí có phần lạnh lẽo của chiều mùa đông.
Tại xứ Kẻ Sét, nhà thờ vẫn im lìm, không hoa, đèn như mọi năm. Phía ngoài, chắc thấy cô quạnh quá nên phường cho chăng một băng rôn qua đường nội dung nói về hạn chế dân số, sinh đẻ kế hoạch gì đó… Trong sân nhà thờ, những chùm chân nến đêm cầu nguyện cho Công lý, Hoà bình đang cháy dở.
Trong câu chuyện với các vị chủ chăn, tôi được biết các Ngài đang hướng cộng đồng đi tới tìm niềm vui trong việc thực hiện ơn cứu độ qua việc chăm sóc những người nghèo khó, thay cho những niềm vui rộn rã trần thế đời thường. Đặc biệt là trong Noel năm nay.
“Đàn két công giáo” - Vui là vui gượng kẻo mà…
Mấy hôm nay, Nhà nước cũng tổ chức cho cái gọi là “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” mừng Giáng Sinh tại Hà Nội để các lãnh đạo đến chúc mừng và vui cười hoan hỉ, rằng như là “chúng tớ vẫn tôn trọng người Công giáo lắm đấy nhé”. Báo nhà nước đưa tin rầm rộ, vẫn có một vị linh mục già nua hớn hở, tươi cười cứ như là đợt này sau khi trục xuất được Tổng Giám mục Kiệt thì nhà nước sẽ phong cho mình được lên chức Tổng Giám mục đến nơi.
Ngoài đường, đoàn xe ô tô chở cây thông giáng sinh và nhạc nhẽo ầm ĩ chạy trên các phố.
Đó là những động thái lạ mà các cơ quan nhà nước làm trong Noel năm nay.
Tại các ngã tư đường phố, từng đoàn người tụ tập quanh những đoàn tuần lộc, ông già Noel… dưới cờ đỏ sao vàng sặc sỡ…
Nhưng, với không khí Noel, những điều đó chưa đủ. Với cả Hà Nội, Noel năm nay là một Noel đặc biệt và khác thường.
Nhiều người dân không công giáo ở Hà Nội ngơ ngác hỏi nhau: “Hình như chưa tới Noel, hay năm nay bên Công giáo hoãn Noel sang ngày khác”? Đúng là họ chưa hiểu, họ cứ nghĩ chuyện chuyển ngày Noel cứ như Quận Đống Đa xử dân Thái Hà dễ dàng vậy. Nhưng khi hiểu ra, họ ngán ngẩm lắc đầu rồi lại gật đầu: “Chắc cũng cần phải như thế, phòng hơn là tránh, bệnh dịch biết khi nào vào nhà”.
Lệ thường hàng năm, người được chúc mừng Noel sớm nhất là các vị đứng đầu giáo phận, các linh mục quản xứ, quản hạt… và báo đài nhà nước tung hô việc này ầm ĩ. Với các đấng bậc, việc các chức sắc nhà nước đến chúc mừng Noel hàng năm, chẳng có mấy ý nghĩa ngoài việc các chức sắc đó muốn quảng cáo cho chính sách của nhà nước và bản thân họ.
Nhưng nay ở Hà Nội, người được chúc mừng, thay vì các giáo chức, giáo sỹ đứng đầu tổ chức Công giáo là Toà Tổng Giám mục, thì đó lại là cái mà giáo dân gọi là “uỷ ban đàn két công giáo”.
Qua đây người ta thấy được một việc khác, đó là mục đích chính của tổ chức này đã lộ rõ: Nó đã được cất nhắc lên thay thế giáo quyền.
Hài hước thay cho những người đã tổ chức nên việc đó, vì mọi người đều hiểu những đại biểu, kể cả những linh mục và tu sĩ trong cái “uỷ ban đàn két” đó đang đại diện cho ai ở đây? Thực chất, họ chỉ đại diện cho cá nhân họ, tính cách họ và những bổng lộc, danh hão mà họ nhận đươc mà thôi.
Nhưng qua đó, cũng đáng thương hại thay cho những người được “trọng dụng” để thay thế chủ mình mà lại lấy làm phấn khởi và hãnh diện? Họ là ai, nhân dân và giáo dân đã biết. Tài ở họ đã không, mà đức lại càng kém. Tài ở họ không có, biểu hiện ở chỗ ngay nơi mình ở, những bất công, chèn ép, những tệ nạn đầy rẫy nhưng họ vẫn ngậm tăm. Cái đức kém rõ ràng nhất ở đây là lòng trung tín, đức vâng lời. Thường thấy, với một con người mà không có lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì xin đừng nói đến chuyện họ có thể tốt với bất cứ ai, trong khi họ đang là con cái Giáo hội, hoăc đã từng là con cái Giáo hội.
Linh mục Nguyễn Công Danh, “con cò đầu đàn” của uỷ ban này đã giải thích rằng tổ chức này không phải là một tổ chức của Giáo hội, không phải là của nhà nước. Tổ chức này là của “giới công giáo” nhưng bầu nó lên không ở nhà thờ, không ở giáo hội mà do uỷ ban địa phương? Uỷ ban thuộc mặt trận, còn mặt trận là của ai thì… không biết. Chỉ biết nó được nuôi dưỡng bằng tiền của mặt trận và ở… trên.
Thật ra, ông thừa biết điều lệ của tổ chức này đã ghi rõ: Người đứng đầu uỷ ban này phải là người được “đảng và nhà nước tín nhiệm” – Nghĩa là phải là của quốc doanh chính hiệu.
Thực tế cho thấy nơi nào có hàng giáo phẩm kiên vững và mạnh mẽ, thì nơi đó cái “uỷ ban” này không có đất sống, hoặc dần dần nó sẽ chết mòn. Nơi nào hàng giáo phẩm thực hiện sách lược theo kiểu phật giáo quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” thì nơi đó, hàng ngũ này được dịp thi thố và phát triển.
Linh mục Dương Phú Oanh, chủ tịch cái uỷ ban này của Hà Nội, hiện đang là linh mục thuộc giáo phận Hưng Hoá, nơi có một “nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La” nhưng chưa khi nào ông lên tiếng cho giáo dân của mình nơi đó? Đó cũng là những ví dụ điển hình.
Nhìn những động thái của cái uỷ ban này mấy ngày qua, tôi chợt nhớ đến câu Kiều của Nguyễn Du mấy trăm năm trước: “Vui là vui gượng kẻo mà/ Ai tri âm đó, mặn mà với ai”.(Kiều – Nguyễn Du).
“Bài Thánh ca buồn” của nhạc sĩ nào đó không chỉ vang trên các phương tiện nghe nhìn, mà thẳm sâu trong tâm hồn người Hà Nội, đặc biệt là giáo dân nói riêng còn có cả những tiếng thầm thì uất nghẹn: “Mùa Giáng sinh buồn” – Giáng sinh 2008.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2008. J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2008

tranbac

Xin chao tat ca cac ban
Thân tặng bạn bản nhạc
Chúa là cây đàn