Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009

Sống, Chiến đấu!!!!....


Sống, Chiến đấu!!!!....

Sống,chiến đấu, làm việc theo tấm gương đạo đức HCM. Các biểu ngữ này ra khỏi nhà chắc ai trong chúng ta cung nhìn thấy đập ngay vào mắt chúng ta ở các ngả đường, các dãy phố nhỏ lẽ.
Đã từ lâu sống dưới mái trường tiểu học, rồi trung học, rồi đại học, tôi thường được học nghe nhiều về HCM, tư tưởng của ông. Rồi khi ra trường tôi đã vào làm việc tại công ty xây dựng với chức danh kĩ sư công trình. Trong khi sống và làm việc, bởi vì tôi là một cán bộ kĩ thuật nên trong khi thi công các công trinh đường xá thì đã không ít lần tôi bị người dân chửi mắng với những lời lẽ nghe không hay lăm!. Sau một hồi giải thích: “Các bác ơi cháu cũng chỉ là thằng làm thuê thôi, chỉ đâu làm đó”. Từ đó họ cũng thông cảm cho cảnh làm thuê chúng tôi. Họ mắng chửi, họ bức súc vì sao vây?. Vì tài sản của họ là những hàng cây, là vài mét vuông sân vườn, là mấy bờ tường rào. Những thứ đó của họ bỉ phá huỷ mà nhà nước không đền bù, hoặc là không đền bù thoả đáng. Chính vì lẽ đó mà họ bức súc lắm!!!!
Mấy tháng và nhiều ngày nay tôi được về Hà Nôi thủ đô thân thương, lại đúng vào dịp DCCT Thái Hà và Toà Khâm Sứ lên tiếng đòi đất đai mà nhà cầm quyền Hà nội cưỡng chiếm. Sau vài lần qua lại tôi may mắn được theo đoàn người rước ra mảnh đất trước kia là hồ Ba Giang, hoà cùng đoàn người tôi chợt nghe đâu đó quanh tôi có một vài lời của các bà: “đúng là lũ sống không có lương tâm, bọn cướp đất của dân” đại loại là những câu như vậy. Khi tôi nghe những lời đó tôi sực nhớ cái ngày cách đây không xa tôi là cán bộ kĩ thuật cho một công ty cầu đường thì cũng đã từng nghe những lời như vậy. Phải chăng những câu mắng chửi của các mẹ, các chị kia là đúng sự thật?? lúc đó lòng tôi chợt suy nghĩ .Quả đúng không sai, phải chăng tôi đã hơn một lần làm thuê cho cái bọn được gọi là “Sống, chiến đấu và làm việc....” . Thì ra cái sống chiến đấu của chính quyền Hà nội là cướp đất của nhân dân? chính quyền Hà nội đã “leo thang”. Không tôi nghĩ họ đã không leo thang nữa rồi, có lẽ bây giờ là lúc chúng “bác thang” lấy đất của nhân dân, lấy ruộng vườn của nhân dân, cố tình mở những tuyến đường để bác thêm chút đất của người khác. hết bác đất của dân, thì giờ đây DCCT Thái Hà bị bọn chúng bác hồ ( Ba Giang).
Có lẽ cái lối sống, chiến đấu, làm việc của một chế độ CS Việt nam hiện thời là bác đất, bác hồ như vậy sao?

Nguyên Sinh XD
Trần Bắc

Tình Yêu...


Tình Yêu...
Con người được sinh ra là để yêu và được yêu. Trên thế gian này chẳng ai là ngưòi không có tình yêu. Khi máu còn lưu thông trong huyết quản, con tim còn đập thì con người còn tình yêu. Tình yêu không có điểm dừng ở bất cứ thời gian nào.
Phải chăng ngôn ngữ của tình yêu rất thơ mộng và huyền nhiệm, có lẽ vì thế mà bao đời nay chưa có một ai định nghĩa về tình yêu được gọi là chuẩn xác. Tình yêu là một đề tài bao la luôn mới và hấp dẫn đối với mọi người.
Vâng! Tình yêu mới nồng nàn và đằm thắm làm sao, nó như ngọn lửa cháy bỏng, như một chấn động lớn lao của tâm hồn. Thật có lý khi người ta nói: Người không có tình yêu chỉ là sống một cuộc sống lay lắt không hơn gì xác chết. Hay người không có tình yêu chỉ là một thây ma sống, không hơn, không kém. Chả thế mà những nhà thơ, nhạc sĩ sẽ mất hết cảm hứng sáng tác nếu không có tình yêu. Đối với họ, chính tình yêu chứ khôg phải điều gì khác, đã làm cho trái đất xoay tròn và làm cho người đảo điên.
Tình yêu là một đề tài muôn thuở và vô cùng phong phú. Con người yêu nhau dưới nhiều hình thức: Tình yêu lứa đôi, tình huynh đệ, tình yêu tôn giáo .... Trong đề tài này, tôi mạo muội trình bày một khía cạnh rất nhỏ xoay quanh tình yêu nên thơ dệt mộng, một tình yêu cháy bỏng trong lòng nhân thế, một tình yêu không mấy ai không ao ước và không mấy ai không phải trải qua.
Trong cuộc hành trình đi tìm cái “một nửa” của mình, chắc chắn không ai giống ai, nhưng dù yêu theo con tim hay lý trí, thì cũng không thể không phủ nhận một điều: Sự đồng cảm sâu sa của tâm hồn, mới khiến cho tình yêu chắp cánh bay cao.
Thế gian có rất nhiều câu chuyện tình đẹp cao thuợng và nên thơ, làm cho người đọc cảm phục và yêu mến, lòng chung thuỷ của người phụ nữ, khi người yêu vắng nhà, pênêloppe trong “thần thoại Hy Lạp” viết về một phụ nữ có nhan sắc, nàng đã làm chết mê chết mệt bao chàng trai. Họ say mê nàng như điếu đổ, nhưng nàng đãlàm cho họ phải thất vọng vì cuộc tình chung thuỷ của nàng. Nàng đã nghĩ ra một kế từ chối khéo những chàng trai si tình đến muốn kết tóc se duyên cùng nàng. Nàng xin khất họ để nàng dệt cho xong tấm thảm lớn rồi mới nói đến chuyện cầu hôn. tất nhiên họ đồng ý, và thế là nàng bắt tay vào việc. Nàng cặm cụi ban ngày ngồi dệt, ban đêm lại dỡ ra. Cứ thế ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia, tấm thảm của nàng đã chẳng bao giờ dệt xong.
Người yêu hay người được yêu, muốn cho tình yêu của mình được thăng tiến, họ phải biết cho đi chứ không phải lãnh nhận. Nếu họ chỉ biết đến mình, không biết đến người khác, chỉ đòi cho mình, vì mình, đó chỉ là tình yêu giả tạo, tình yêu chiếm đoạt, tình yêu ích kỷ.
Tình yêu đích thực luôn đòi hỏi phải hy sinh, đôi khi phải trả một giá đắt. Phải chăng tình yêu là một bản tình ca muôn thuở không bao giờ lắng đọng? nếu ai đã ra biển thì mới biết biển đẹp là thế nào. Không phải biển lúc nào cũng im lìm phẳng lặng. Nếu biển mãi mãi chỉ phẳng lặng thì biển không còn là biển. Biểm phải có sóng và gió, có lúc biển gợn sóng lăn tăn, có lúc biển sóng vỗ dạt dào. Trong tình yêu cũng vậy, đau khổ là điều không thể thiếu để dệt nên tiến trình tăng trưởng. Yêu chính là sinh hạ và cuộc sinh hạ nào cũng gắn liền với khổ đau.
Trên đây chỉ là vài nét nhỏ chấm phá về tình yêu, mà trong tình yêu thì rất phong phú và sâu rộng. không ai có thể diễn tả hết về tình yêu cũng như cảm nghiệm hết về tình yêu.
Cầu chúc cho những người sắp yêu, có được một tình yêu phong phú sâu đậm, những người đã yêu, yêu nhau mặn nồng tha thiết, những người đang sống trong tình yêu hôn nhân một cuộc tình đằm thắm duyên say, mãi mãi mặn nồng.

Phi Long
Tu hội Nhà Chúa

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

Viết về mẹ




Viết về mẹ
Hình ảnh người mẹ hay xuất hiện trong văn học, ca dao, tục ngữ Việt Nam, một kho tàng quí giá của dân tộc. Những nguồn tư liệu trên khi nói hay viết về người mẹ, luôn đề cao phẩm chất cũng như các đức tính được coi là nền tảng quan trọng cảu xã hội mà người mẹ giữ một địa vị ưu thế đặc biệt.
“Con có cha, có mẹ đẻ,
Không ai ở lỗ nẻ mà lên”
(Tục ngữ Việt nam)
Thật vậy, đã là người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành, ai cũng đều có cha mẹ. Khi nói hay viết về mẹ, nguồn tình cảm thật sâu rộng và đằm thắm biết bao. Từ những mái nhà tranh đơn sơ nhỏ bé, thấp thoáng dưới luỹ tre làng, cho đến những vùng đồi núi hẻo lánh xa xôi, những nơi đo thành nhộn nhịp đều hiện lên bòng dáng của người mẹ hiền với nét đẹp trung hậu đảm đang.
Sinh con, nuôi dạy con là điều hết sức vất vả mà không mấy người phụ nữ nào là không trải qua: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Sự vất vả của người mẹ từ lúc mang thai, sinh con nuôi dạy con không có khó khăn nào sánh bằng. Nào là: “giường cứt, chiếu đái” nào là lúc con vặn mình, hay những đên đông rét buốt, con đã tè ra thì: chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để dành cho con. những khi trái gió trở trời làm con khó ngủ, cũngnhư khi ốm đau mẹ đã thức trắng đêm:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đue năm canh”
Mẹ trọn tuổi xuân không biết tới một phút hưởng thụ cá nhân, mẹ hy sinh nhiều, đau khổ nhiều mong cho con khôn lớn nên người.
“Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con”.
Con đến tuổi khôn lớn đi học, mà mẹ vẫn lo cho con đi đến nơi về đến chốn. mỗi lần con đi là mẹ nhắn nhủ, mẹ lo từ lúc con đi đến khi con về mẹ mới hết lo:
“Ra đi mẹ có dặn dò,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”.
Mẹ cả đời dầm mưa dãi nắng, lam lũ tần tảo vất vả nuôi con. Sự nhẫn nại im lặng của mẹ quả là một hi sinh to lớn. Công lao của mẹ như trời với bể mà thế gian không có gì sánh ví cho bằng. Công lao ấy, hi sinh ấy, mẹ đã gieo vào tâm hồn con một bài học về sự hi sinh.
“Chim trời ai dễ đếm lông,
nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”.
Cuộc đời và sự hi sinh phục vụ của mẹ đã được các nhà văn nghệ sĩ phổ thành nhạc thành thơ. những bài thơ, những bản nhạc đi vào lòng người, đẻ ca ngợi mẹ. Mẹ mãi mãi là biển cả bao la, là bầu trời mênh mông mà đứa con nào có địa vị to lớn đến đâu đi nữa, thì vẫn là đứa con nhỏ bé bình thường trong vòng tay mẹ.
Tình sâu nghĩa nặng và sức mạnh giáo dục trong gia đình đều nhờ ơn mẹ, phát xuất từ lòng mẹ, lớn lên nhờ mẹ. Các cụ xưa có câu: “Phúc đức tại mẫu” . Thật vậy, mẹ cưu mang, sinh thành dưỡng dục, tập luyện cho con nhân cách sống đạo làm người. Con nên người nhờ bàn tay dịu hiền, lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ. Tình yêu thương và lòng quảng đại của mẹ thật mênh mông vô tận, một lòng vì con mà mẹ hi sinh đời mẹ.
Mẹ mộc mạc đơn sơ nhưng công lao của mẹ vô cùng vĩ đại. Giờ đây mẹ đã cao tuổi, lưng còng, chân chồn gối mỏi, mái đầu của mẹ đã bạc nhiều vì sương gió. khoảng cách đời mẹ ngày càng ngắn lại. Con biết mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi con phải đền đáp công ơn của mẹ, nhưng bổn phận làm con có khi nào con quên công ơn trời bể mà mẹ đã dành cho con, giúp con khôn lớn nên người.

Viết tặng mẹ và những người còn mẹ.
Jos Phi Long
Tu hội Nhà Chúa Giáo phận Hà Nội