Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

“Anh tìm thấy chính mình rồi đánh mất

“Anh tìm thấy chính mình rồi đánh mất Giống như tóc thề em nuôi rồi lại cắt Lầm lỗi thay tên bằng lãng quên Nhưng sám hối đâu chỉ cần cúi mặt." (thơ Freddie Nguyễn)Vâng. Lầm lỗi vẫn thay tên bằng lãng quên; và, sám hối có đâu chỉ cần cúi mặt. Bởi, lầm lỗi dù có thay tên bằng gì đi nữa, thì đời người vẫn cứ tít mù trong vòng quay biền biệt, một chân trời. Thứ chân trời luôn mời gọi con người hãy sám hối và đổi thay, như Tin Mừng Chúa dặn. Tin Mừng hôm nay, dặn dò khá kỹ về trường hợp “người con đi hoang”, rất lầm lỗi. Và, Cha Nhân Hiền vẫn chờ đợi “người con đi hoang” trở về, để sẵn sàng tha thứ trong vui mừng. Mừng vui, vì người con yêu vốn đã chết đi, nay sống lại. Sống lại giữa Mùa Chay, gợi ý sám hối. Trình thuật hôm nay, không chỉ diễn tả một sám hối với những tiếc nuối và hận sầu. Nhưng, còn nói lên tình huống sám hối có đổi thay, ngay căn tính. Ngay trong phong cách ta hành xử và nhìn về Đức Chúa, về con người. Về sự vật. Và, trình thuật kêu mời mọi người tái sắp xếp tương quan trong hành xử với Đức Chúa. Với mọi người. Với chính mình. Đổi thay - sắp xếp, mang tính triệt để, rất căn tính. Đem đến những hoán cải cả đời người. Nhiều người những tưởng rằng: cứ ăn năn hối lỗi theo chiều hướng trang nghiêm, trầm lặng của Mùa Chay, là đã đủ. Nhưng suy cho kỹ, ta thấy: ăn năn hối lỗi vào Mùa Chay không chỉ gồm mỗi cởi bỏ những sai sót trong quá khứ và có những quyết tâm trong lai thời, mà thôi. Nhưng, còn phải chú tâm vào hiện tại đượm thắm tình người nữa. Chẳng cần tranh cãi, đọc Tin Mừng về “nguời con đi hoang”, ta sẽ thấy lối hành xử đầy nhức nhối của người con thứ, rất sa đà. Bức xúc. Với người Do thái thời Đức Kitô, đó là tình huống ghê tởm. Hoang dại. Tình huống, nói lên một đối chọi giữa tính Nhân Hiền của Cha và sự bê tha của người con thứ sa đà. Xuống cấp. Tin Mừng về “người con đi hoang”, còn đề cập đến tính cách sa đà đáng sợ của các người con “đã tìm thấy chính mình rồi đánh mất”. Là con của Cha Nhân Hiền, ta cứ hết “lầm lỗi rồi lại lãng quên”. Quên xong, rồi lại sám hối. Lầm lỗi - lãng quên – sám hối, biến thành vòng quay tít mù, cả đời người.Trình thuật “người con lầm lỗi và lãng quên” cũng nói lên tính Nhân hiền của Cha. Cha Nhân Hiền chẳng bận tâm gì đến lãng quên, của đàn con khi đã biết sám hối. Biết đổi thay. Cha chỉ quan tâm đến thái độ sám hối cùng đổi mới của đàn con trên đời. Nói cách khác, Cha quan tâm đến thái độ hồi hướng trở về của đàn con biết sám hối. Tức, đã biết “thay tên lầm lỗi, lãng quên” bằng đổi mới. Cha Nhân Hiền không trách móc đàn con của Cha đã lầm lỡ và sai sót. Nhưng, Cha vẫn đứng nơi cửa, mong mỏi từng giờ, chờ đón ngày con hồi hướng, trở về. Rồi, khi con trở về, Cha vẫn không hạch sách, gạn hỏi. Nhưng, rất kiên nhẫn. Rất mừng rỡ, khi thấy bóng dáng con nơi đầu ngõ, Cha chạy đến giang tay đón nhận con nay trở về. Con trở về, không do uy lực bên ngoài thôi thúc. Không còn sự hiện diện của ác thần sự dữ, làm chứng nhân. Con trở về, Cha chẳng cần hối thúc gia nhân lùng tìm, hoặc cưỡng bức. Nhưng, Cha vẫn trông chờ nơi con, một quyết định. Quyết khởi đầu hành trình hồi hướng, với những đổi mới trong tin-yêu, hoan lạc.Phần Cha, khi nhìn con hồi hướng trở về, Cha chạy vội về phía trước đón con vào vòng tay ôm, đang chờ sẵn. Cha không lên lớp. Chẳng rầy la. Chỉ truyền cho gia nhân bưng mang đồ quý, đến mừng với Cha. Mừng cho tình yêu đã chết, nay quay về. Rồi từ đó, tình Cha được tiếp nối bằng nhiều tha thứ. Tha thứ rất chân tình. Chân tình, nhưng không cao ngạo như những người-tưởng-rằng-mình-đã-sống-tử-tế. Sống đúng tư cách bậc kẻ cả, rất đàn anh. Của những kẻ tự hào là người tử tế. Chính vì thế, kẻ đàn anh vẫn không đon đả chào mừng người em thân yêu nay quay đầu hồi thướng. Không đon đả, vì anh còn giận dữ. Còn ghen tương, hờn giận. Người anh-tử-tế nhưng vẫn không tỏ dấu đon đả chào đón. Không đón chào, vì anh vẫn không thừa nhận phong cách tử tế dành cho những kẻ xấu, dù là em. Với anh, không thể tỏ bày sự tử tế với những người đã một lần sa đà, phóng đãng.Chính điều này đã phản chống tính nhân hiền đầy lòng thứ tha của Cha. Bản tính của Cha Nhân Hiền vẫn là thế. Vẫn yêu thương hết mực. Vẫn thứ tha hết lòng. Yêu thương – tha thứ, đã trở thành đặc thù của Cha, ngay từ đầu. Làm Cha, tức đã nhân hiền đầy nghĩa yêu thương, với tha thứ.Thành thử, như đã nói: Cha chẳng quan tâm đến quá khứ lẫn vị lai, của mọi người con. Chí ít, người đó lại là con. Cha chú trọng nhiều đến tương quan giữa các con với Thiên Chúa. Ở đây. Và bây giờ. Tương quan yêu thương – tha thứ là tương quan rất mực giữa đàn con với Đức Chúa là Cha Nhân Hiền. Tương quan ấy không là biểu đồ dẫn chứng rằng mình từng hãm mình, phạt xác vào Mùa Chay. Tương quan ấy cũng không dựa trên biểu đồ chứng thực rằng mình là người công chính tốt bụng từng đọc kinh, xưng tội nhiều lần, đếm không hết. Tương quan rất mực với Cha Nhân Hiền, chỉ có thể minh xác qua các kinh nghiệm thứ tha, tỏ bày với những người em, người con từng lầm lỗi. Cả với người xa lạ, ngoài Đạo. Tương quan yêu thương – hoà giải, là tương quan biết thứ tha hài hoà với những người từng khổ đau, gặp nhiều xung đột nơi cuộc đời. Ở trần thế.Trình thuật hôm nay, không chỉ đề cao tương quan nhân hiền biết yêu thương - tha thứ đón nhận người em, người con đã đi hoang nay trở về với vòng tay ôm của Đức Chúa. Nhưng, còn là thách thức gửi đến người nghe: hãy biết bảo vệ quyền lợi của kẻ bơ vơ, bị người đời ruồng bỏ. Biết bảo vệ, kẻ lầm lỗi công khai, ở ngoài đời. Biết bảo vệ, người “lầm lỗi thay tên bằng quên lãng”, đã thua cuộc. Những người loanh quanh đâu đó, kiếm tìm bàn tay đỡ nâng từ người anh, người chị, ở khắp nơi. Có tương quan yêu thương – tha thứ là bảo vệ cả những người “đã tìm thấy chính mình, rồi đánh mất”. Những người từng “lầm lỗi thay tên bằng lãng quên”. Người chiến bại trong phấn đấu, chống sự dữ ác thần, mùa Sám hối.Sám hối Mùa Chay, không chỉ xảy ra nơi tiệc thánh, mỗi tuần. “Sám hối Mùa Chay”, là biết mở rộng vòng tay ôm vồn vã, với tất cả mọi người, từ người nghèo hèn tật bệnh, cho chí những người khổ đau, cô đơn. Sám hối Mùa Chay, là biết mở rộng vòng tay, để sống đời đổi mới, mà ý hướng dụ ngôn “người con đi hoang” hôm nay đã đề nghị.Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cầu mong sao Tin Mừng giúp ta quyết định, phải sám hối. Quyết sám hối đổi thay, mà “chẳng cần cúi mặt”. Nhất định giùm giúp, đỡ nâng từng người “thay tên lầm lỗi bằng lãng quên”. Cầu và mong sao ta tìm lại được chính mình, dù đã nhiều lần để mất. Mất tự tin. Mất hy vọng vào Cha Nhân Hiền, Đấng hằng tựa cửa ngóng chờ ngày ta hồi hướng, trở về.Trong ngóng đợi ngày “N” ấy, ta tiếp tục hân hoan mong ngóng hết mọi người, từ xa lạ đến thân quen. Hân hoan, để rồi ta sẽ cùng hát lên lời ca đầy phấn chấn, rằng: Hy vọng đã vươn lên trên bàn tay trên mặt màyHy vọng đã vươn lên trong tim người không bối rốiHy vọng đã vươn lên chân nhịp nhàng còn đi tớiHy vọng đã vươn dậy trong lòng anhTrong lòng tơiTrong lòng đi. (Nguyễn Đức Quang – Hy vọng đã vươn lên)Vâng. Mùa Chay là mùa sám hối, nhưng vẫn hy vọng. Hy vọng vào một đổi mới. Đổi mới để tìm lại chính mình. Tìm được tình Cha Nhân HIền đang trông ngóng đàn con hồi hướng trở về, trong yêu thương. Trong tha thứ. Tha thứ, cho những “lầm lỗi thay tên bằng quên lãng”.

Lm Chân Tín, CSsR: Lễ áo đen

Lm Chân Tín, CSsR: Lễ áo đen
@page Section1 {size: 595.3pt 841.9pt; margin: 42.55pt 42.55pt 42.55pt 42.55pt; mso-header-margin: 35.45pt; mso-footer-margin: 35.45pt; mso-paper-source: 0; }
P.MsoNormal {
FONT-SIZE: 12pt; MARGIN: 0cm 0cm 0pt; FONT-FAMILY: "Times New Roman"; mso-style-parent: ""; mso-pagination: widow-orphan; mso-fareast-font-family: "Times New Roman"
}
LI.MsoNormal {
FONT-SIZE: 12pt; MARGIN: 0cm 0cm 0pt; FONT-FAMILY: "Times New Roman"; mso-style-parent: ""; mso-pagination: widow-orphan; mso-fareast-font-family: "Times New Roman"
}
DIV.MsoNormal {
FONT-SIZE: 12pt; MARGIN: 0cm 0cm 0pt; FONT-FAMILY: "Times New Roman"; mso-style-parent: ""; mso-pagination: widow-orphan; mso-fareast-font-family: "Times New Roman"
}
A:link {
COLOR: blue; TEXT-DECORATION: underline; text-underline: single
}
SPAN.MsoHyperlink {
COLOR: blue; TEXT-DECORATION: underline; text-underline: single
}
A:visited {
COLOR: purple; TEXT-DECORATION: underline; text-underline: single
}
SPAN.MsoHyperlinkFollowed {
COLOR: purple; TEXT-DECORATION: underline; text-underline: single
}
DIV.Section1 {
page: Section1
}
Lễ Phục sinh lại trở về với chúng ta. Toàn thể Giáo hội hân hoan mừng Chúa Kitô sống lại vinh hiển. Phục Sinh là trung tâm đời sống Công giáo đúng như lời thánh Phaolô: “Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì đức tin ta không ích gì.” Đạo Công giáo đã được xây trên sự sống lại của Chúa Giêsu. Vì thế, đặc điểm của đạo Công giáo là sự hoan lạc, hoan lạc của Phục Sinh, hoan lạc của ngày giải phóng. Tất cả phụng vụ Công giáo là một lễ Phục Sinh kéo dài và mỗi thánh lễ là một buổi họp hân hoan của toàn thể gia đình con cái Chúa quanh bàn thờ, để cảm tạ Chúa Cha bằng lễ vật Chúa Kitô đã sống lại, khởi thắng sự chết. Cảm tạ Chúa Cha trong niềm hân hoan, vì nhờ cuộc Phục Sinh khải hoàn đó, tất cả chúng ta cũng được băng qua sự chết của tội lỗi để bước vào nước hằng sống của Tình Thương vô biên. Vì thế, mỗi thánh lễ phải là một buổi tiệc thánh đầy hân hoan của toàn thể gia đình con cái Chúa: Đạo Công giáo là đạo của hoan lạc chứ không phải của tang tóc, của sự sống chứ không phải của sự chết.
Thế nhưng, trong Giáo hội ngày nay cách riêng ở Việt Nam, có một thực hành trong Phụng vụ hình như đi ngược lại chiều hân hoan và sống lại của đạo Chúa. Vào các nhà thờ của chúng ta, bất cứ ở thôn quê hay thành thị lại nhiều hơn nữa, ai cũng phải nhận xét điều này: lễ phục áo đen cứ trở lui trở tới hoài, các bàn mồ cứ tiếp tục án ngữ trước cung thánh và các lễ hát chiếm tỷ số cao nhất trong tuần là lễ mồ. Tự nhiên đứng trước màu đen, một màu đen trên đó còn dặm thêm những giọt nước mắt trắng to tướng, một màu đen có khi trùm kín cả cung thánh, rồi cả nhà thờ, ai mà chả nghĩ đến tang tóc. Thế là một cảm tưởng tang tóc đè nặng chình chịch lên bầu không khí thánh đường từ ngày này sang ngày khác. Và tín hữu đi dự thánh lễ cứ phải sống hoài trong bầu không khí ấy, đang khi thánh lễ, như chúng ta vừa thấy ở trên là một bàn tiệc hân hoan, một cuộc họp mặt vui mừng quanh Chiên Thánh phục sinh, một hương vị nếm trước Nước Trời. Thánh lễ là sự chiến thắng của Chúa Kitô trên chính sự chết.
Xin lễ cho những kẻ qua đời, để rút ngắn thời gian tẩy luyện và giúp họ chóng hưởng hạnh phúc toàn vẹn của tình yêu Chúa, là một việc đẹp lòng CHúa, được Giáo hội khuyến khích và hợp với đạo hiếu của người Việt. Nhưng ta nên nhớ điều này: giá trị một thánh lễ áp dụng cho người chết, không nhất thiết hệ tại ở việc phải làm một lễ áo đen. Làm lễ theo niên lịch Giáo hội có ý cầu cho kẻ qua đời cũng có giá trị y như một lễ áo đen.
Nếu quanh năm, lễ áo đen cứ trở đi trở lại hoài không những gieo tang tóc ảm đạm suốt ngày này qua ngày khác nhưng còn ngăn trở tín hữu sống phụng vụ theo niên lịch Giáo hội trong tinh thần Phục sinh. Năm Phụng vụ là một chu kỳ tuần tự diễn tiến, có mục đích theo tứ thời bát tiết giáo huấn và tác thánh chúng ta, đưa chúng ta lần hồi đi sâu vào nhiệm mầu Chúa Kitô và nhiệm Thể của Người. Đời sống nội tâm của chúng ta phải được mật thiết ăn khớp với năm Phụng vụ. Nhờ cuộc suy ngắm tuần tự đó, chúng ta hành trình bước theo các giai đoạn đời sống Chúa Kitô và Giáo hội ngõ hầu tiếp nhận ơn thánh qua Phụng vụ và xây dựng Nhiệm Thể của Chúa Kitô.
Tất cả những cái đó bị sụp đổ hết, chỉ vì không hiểu giá trị của thánh lễ bất cứ màu áo nào, nên đã muốn xin cho được lễ áo đen để bố thí cho người chết, còn mặc kệ cả cộng đoàn tín hữu đang sống ngoài Phụng vụ không được giáo huấn và tác thánh theo tinh thần hân hoan của Phục Sinh. Đó là chưa nói đến một lễ nghi thiếu thực chất: xông hương và rày nước thánh trên bàn mồ không xác.
Nhiều giáo hữu kêu ca phàn nàn, khi một vài nơi các linh mục hiểu biết nhu cầu thiêng liêng của người còn sống muốn làm lễ cho kẻ qua đời theo niên lịch Phụng vụ.
Họ đòi cho đuợc lễ áo đen và lễ nghi xông hương bàn mồ cho ra vẻ long trọng!
Trong tinh thần cải tân đời sống Công giáo của Công đồng Vatican, chúng tôi mong tín hữu ý thức hơn tính cách hân hoan của Đạo Chúa, đừng còn muốn biến tiệc thánh hoan lạc ra nghĩa địa buồn thảm. Và chúng tôi cũng tha thiết xin hàng giáo phẩm xét lại vấn đề lễ áo đen, đúng với tinh thần Phụng vụ. Một cách thực tế, chúng tôi xin đề nghị chỉ dùng áo đen trong lễ đám tang và chỉ xông hương rảy nước thánh cho xác tín hữu. Ngoài ra, như lễ giáp năm, giáp tháng, vv.. phải làm lễ theo niên lịch phụng vụ và bỏ hẳn nghi lễ xông hương và rảy nước thánh cho bàn mồ không xác người chết. Như thế, những linh hồn qua đời không phải thiệt thòi, mà kẻ còn sống cũng được giáo huấn và tác thánh qua tất cả giai đoạn đời sống Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Mong rằng rồi đây hàng giáo phẩm sẽ mạnh dạn cải tân Phụng vụ và trả lại cho thánh lễ bầu không khí hân hoan của Chúa Kitô Phục Sinh đã chiến thắng sự chết: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta dù có chết cũng sẽ sống và hễ ai sống và tin Ta thì sẽ không phải chết đời đời.”
Lm Chân Tín
4/1963
Xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào:
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot )

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ép Cha xứ Cồn Dầu giảng ép dân ký giấy đồng ý giải tỏa

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ép Cha xứ Cồn Dầu giảng ép dân ký giấy đồng ý giải tỏa
VietCatholic News (10 Mar 2010 10:43)

ĐÀ NẴNG - Tin từ Cồn Dầu cho hay, hôm qua, thứ ba ngày 9 tháng 3, 2010, ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, cùng một số thuộc hạ và công an, đã đến nhà xứ Cồn Dầu gặp Linh Mục Chánh Xứ Cồn Dầu Emmanuel Nguyễn Tấn Lục hơn 2 tiếng đồng hồ, từ 2 giờ đến 4 giờ chiều. Trong cuộc gặp gỡ này, ông Nguyễn Bá Thanh đã yêu cầu Cha Nguyễn Tấn Lục giảng trong nhà thờ khuyên giáo dân Cồn Dầu ký giấy đồng ý giải tỏa để chính quyền chuẩn bị giao đất cho các nhà đầu tư. Cha Lục đã khẳng định Ngài chỉ có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa trong Thánh Lễ cũng như khuyên bảo giáo dân ăn ngay ở lành. Việc mua bán đất đai là việc giữa hai đối tác, thuận mua vừa bán, ở đây là giữa chính quyền và nhân dân, không phải trách nhiệm mục vụ của Ngài. Cuộc họp đã trở thành một cuộc tranh luận to tiếng khi ông Thanh tiếp tục áp lực Cha Lục phải lên tiếng với giáo dân và Cha Lục đã từ chối. Một số giáo dân ở gần nhà thờ nghe lớn tiếng đã chạy đến nhà xứ, vào nói với ông Thanh, đây không phải là việc của Cha Xứ, nếu muốn nói chuyện mua bán,giải tỏa thì hãy nói với dân, đừng làm phiền Cha Xứ chúng tôi nữa. Ông Thanh cũng lớn tiếng tuyên bố rằng tháng tư này, ông sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san bằng ruộng vườn và lấp cánh đồng Cồn Dầu cho dù dân có đồng ý hay không.Ông khẳng định, đất đai là của nhà nước, nhân dân chỉ là người xử dụng, khi cần thì nhà nước có quyền đòi lại để xây dựng phát triển.Trong những ngày vừa qua, cán bộ và công an vẫn tiếp tục lung sục từng hộ của tổ dân phố 20, rình rập để gặp cho được chủ hộ để bắt họ phải ký giấy cho kiểm định. Để tránh gặp cán bộ, họ phải trốn lánh đi nơi khác. Nhà nào cũng bị dán nhiều giấy cảnh báo “Cố ý vắng mặt chống chủ trương quy hoạch của thành phố”. Cho đến hôm nay, dù gặp áp lực tứ bề, đã không có thêm một người dân nào chịu ký giấy cho kiểm định.
Song Ngọc