Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009

Hoàng tử Bảo Long là người sùng đạo!

Hoàng Thái Tử Bảo LongHoàng Thái Tử Bảo Long
Năm 1936, Hoàng Đế và Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam đã hạ sanh người con đầu lòng, Nguyễn Phúc bão Long. Vào lúc mà chế độ Quân chủ đã được cũng cố và hy vọng dưới sự cai trị của Hoàng Đế Bão Đại sẽ đưa nước VN vào một thời kỳ thịnh vượng và độc lập.Một số người đã nghĩ rằng Hoàng tữ vừa được hạ sanh sẽ kế vị ngai vàng của triều đại Nguyễn đã ngự trị trên 100 năm nay.
Sự ra mắt chính thức của Hoàng tử vào ngày 7 tháng 3 năm 1939 vào lúc 3 tuổi để nối ngôi cha trong một buổi lể truyền thống theo nghi thức Khổng Tử mà tương lai có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng thực tế lại là một nước VN bên bờ vực thẳm với sự nổi loạn của phiến quân Cộng sản.
Trong thế chiến thứ II, Nhật Bổn đã đóng chiếm Đông dương với hiệp định ký kết tại Vichy. Sau khi Nhật Bổn đầu hàng vào cuối thế chiến thứ II, Việt Nam đã rơi vào một tỉnh huống chính trị hổn loạn mà không ai có thể nắm quyển kiểm soát được. Trong thời kỳ cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, Cộng sản đã nắm quyền kiểm soát một nữa miền Bắc VN và buộc Hoàng Đế Bão Đại phải thoái vị ngai vàng. Chỉ trong vòng một tháng, 5000 năm chế độ Quân chủ của VN đã bất thần chấm dứt. Tương lai vai trò của Hoàng Đế đã bất ổn cùng với số mệnh của Hoàng Tộc.
Lúc này thực dân Pháp tại Đông dương (Nam Việt nam), nhằm cũng cố vai trò của mình với sự nổi dậy của Cộng sản, đã nghĩ đến việc thành lập một nền độc lập dưới chế độ Quân chủ do Hoàng thái tử Bão Long đứng đầu. Tuy vậy, Hoàng hậu đã từ chối và hoàn toàn chống đối đề nghị này vì có thể đưa đến việc chia đôi đất nước trong lúc Hoàng đế Bão Đại vẩn là người duy nhất đang lãnh đạo đất nước. Với một đất nước đầy sự hổn loạn sau chiến tranh và việc phải rời bỏ quê hương của Hoàng đế Bão Đại, Hoàng Hậu Nam Phương cũng rời bỏ VN cùng với Hoàng Thái tử Bão Long, người em trai và 3 cô em gái của Hoàng Thái tử vào năm 1947. Tất cả đều đến cư ngụ tại lâu đài Thorencz, ngoại ô thành phố Cannes, Pháp quốc. Và không một ai được nhìn thấy lại quê hương lần nửa.
Là một người sùng đạo Công giáo, Hoàng Hậu đã gởi Hoàng Thái tử Bão Long đến học tại một trong các trường Công giáo nổi tiếng là Roches School tại Normandy. Sau đó Hoàng Thái tử Bão Long đến Paris học Luật và Khoa học chính trị. Vào lúc này Hoàng Đế Bão Đại đã trở lại đất nước lảnh đạo chống lại Cộng sản và đây cũng là những bài học giúp Hoàng Thái tử với vai trò lãnh đạo công việc của một nước trong tương lai .
Với một phần cố gắng của thế giới Tự do nhằm giúp chính quyền của Hoàng Đế Bão Đại, năm 1953 Hoàng Thái tử Bão Long, với tư cách đại diện Hoàng tộc, đã được mời đến dự lễ đăng quang của Nữ Hoàng Anh Quốc Queen Elizabeth II tại Luân Đôn.Khi đất nước bị tấn công bởi quân phiến loạn Cộng sản, Hoàng Đế Bão Đại đã chánh thức thành lập Quân đội Việt Nam quốc gia đầu tiên kể từ khi có chủ nghĩa thực dân Pháp để bảo vệ chánh quyền Saigon. Hoàng Thái tử Bão Long, muốn góp phần vào việc bảo vệ tổ quốc, đã tình nguyện xin gia nhập Quân đội. Hoàng Đế Bão Đại vì lo sợ cho tính mạng của con cũng như tương lai nối ngôi của Triều đại nhà Nguyễn, đã từ chối sự gia nhập của Hoàng Thái tử Bão Long với sự leo thang càng ngày càng nhanh của chiến tranh.
Với lòng ham muốn thi hành nhiệm vụ, Hoàng Thái tử Bão Long đã gia nhập Quân đội Pháp vào ngày 6 tháng 10 năm 1954. Hoàng Thái tử đã học hai năm tại trường Quân sự St Cyr Military Academy trước khi gia nhập Học viện Quân sự nổi tiếng Saumer Military Academy và đã mãn khóa với cấp bậc Thiếu Úy. Vào lúc này Pháp rút quân ra khỏi Việt nam và Hoàng Đế Bão Đại đã bị lật đổ bởi Thủ tướng Ngô đình Diệm (được sự hổ trợ của Mỹ) và sau đó tự phong là Tổng Thống của Việt Nam Cộng Hòa.Tuy nhiên, sau khi mãn khóa học quân sự, Hoàng Thái tử đã phục vụ tại chiến trường Algeria, thuộc địa Pháp. Trong thời gian tham gia chiến dịch, Hoàng Thái tử đã xuất sắc trong nhiệm vụ và đã được tưởng thưởng huy chương "Cross of Military Valor" với 3 sao cao quý về lòng dũng cảm của mình nơi chiến trường. Ngoài ra Hoàng Thái tử còn được nhận "Grand Cross of the National Order of Merit", "Decoration of the Golden Gong 2nd class", "Grand Cross of the Royal Order of Cambodia", "Order of the Million Elephants and White Parasol of Laos", và huy chương tưởng niệm đã tham dự lễ đăng quang của Nữ Hoàng Anh Quốc Queen Elizabeth II.
Hoàng Thái tử đã ở lại trong Quân đội Pháp được 10 năm trước khi giài ngũ. Sau đó làm việc cho một ngân hàng tại Paris. Ngài sống độc thân trong một căn apartment ở Paris. Khi còn trai trẽ, Ngài thích cởi ngựa, đua xe, đọc sách Jules Verne và chơi cờ.
Từ khi Cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam, Ngài đã tránh xa quần chúng và sống một cuộc sống riêng tư. Lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng là vào năm 1977 khi Hoàng Đế Bão Đại mệnh chung tại Paris trong một nhà thương Quân đội. Nhân dịp tang lễ Hoàng đế Bão Đại, Hoàng Thái tử thừa kế vai trò đứng đầu Triều đại Nhà Nguyễn đã phổ biến cuộn băng video ghi lại cảm nghĩ và lòng thương nhớ đến vị Hoàng đế cuối cùng đến cộng đồng người Việt.
Trong lúc những người khác trong Hoàng tộc tiếp tục tranh đấu chống lại chế độ Cộng sản và kêu gọi cộng đông thế giới yểm trợ trong việc đem lại Dân chủ và Nhân quyền cho VN, thì Hoàng Thái tử đã đứng ngoài mọi hoạt động chính trị và đã trải qua những ngày tháng trong âm thầm và riêng tư mà mọi người đều tôn trọng vì Ngài đã là nhân chứng cũng như đã hy sinh cùng với gia đình trong gần hết cuộc đời mình.

Khi nào Cha Khải DCCT bị bắt???

KHI NÀO CHA NGUYỄN VĂN KHẢI BỊ BẮT ???
Dự đoán của tôi đã sai vì cha Khải nhất định không ra gặp công an TP. Hà Nội theo “giấy mời”. Sau ba lần mời, ngay hôm nay công an quyết định gửi "giấy triệu tập", mang tính bắt buộc cha Khải phải ra gặp công an.
Điều đó cho thấy công an và nhà cầm quyền Hà Nội đang rất lúng túng khi quyết định chiến dịch đấu tố các linh mục, tu sĩ DCCT tại Thái Hà. Họ sẽ làm gì các ngài khi các ngài hoàn toàn không có hành vi trái pháp luật? Nhà cầm quyền hãy nhớ lại hai phiên tòa còn chưa kịp nguội vừa qua: ngày 8/12/2008Hà sơ thẩm và ngày 27/3/2009 phúc thẩm. Nhà cầm quyền cũng hãy nhớ lại chiến dịch đấu tố Đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã để lại nhiều tai tiếng vừa qua… Bằng đó những kinh nghiệm đau thương, giờ đây, nhà cầm quyền sẽ xử sự thế nào trong chiến dịch đấu tố các linh mục DCCT?
Chúng ta thử tưởng tượng tình huống cha Khải nhất định không trình diện công an theo giấy triệu tập thì thế nào? Mà ngài có tội gì để phải bị triệu tập? Không lẽ khi công an muốn triệu tập ai thì quăng cho họ tờ giấy như thế là đủ chăng? Rồi nếu không trình diện thì bắt cưỡng bức… Luật pháp rừng rú gì mà sợ quá!
Theo suy đoán của tôi, công an Hà Nội sẽ cưỡng chế và bắt cha Khải vào ngày 30/4!!! Vì giấy triệu tập lần 1 vào ngày 28/4 thì hai ngày sau sẽ tới giấy triệu tập lần 3, cùng với việc đưa công an, cảnh sát cơ động và chó nghiệp vụ để bắt cha Khải… Không lẽ nhà cầm quyền chọn ngày này để hành động? Tiến hành bắt bớ các linh mục Công Giáo trong ngày này kể cũng khó hiểu…Hoặc là họ tạm nghỉ 30/4 và dời sang ngày Quốc tế Lao động 1/5 để làm ‘lao động khổ sai’ cho đảng cộng sản?
Xin quý độc giả hãy loan tin này vang xa khắp thế giới: nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chuẩn bị ra tay bắt bớ các linh mục Công Giáo tại Thái Hà để có “thành tích” mà ‘báo cáo LÁO’ trong cuộc họp trước HLQ sắp tới vào ngày 8/5/2009 về nhân quyền. Một bản báo cáo dài gần 20 trang A4 này mà không có lấy một chút sự thật…
Chúng ta hãy chờ xem nhà cầm quyền sẽ làm gì nữa?
HIẾU MINH

Viết Về Mẹ


Viết về người Mẹ

Bài Viết vềề ngươười hay xuất hiện trong văn học, ca dao, tục ngưc Việt Nam, một kho tàng quí giá của dân tộc. Những nguồn tư liệu trên, khi nói hay viết vềề người mẹ, luôn đềề cao phẩn chất cũng như các đức tính đươược coi là nền tảng quan trọng của xã hội mà ngươời mẹ giữ một địa vị ưu thế đặc biệt.

"Con có Cha, có mẹ đểể,

Không ai ở lỗ nẻ mà lên"

Phi Long (Tu hội nhà Chúa)

Xin lỗi vì trục trặc kĩ thuật nên chưa đăng đầy đủ đươược

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Ngàn ngàn ngọn nến Thái Hà



Ngàn ngàn ngọn nến Thái Hà được thắp lên cho quê hương Việt Nam sớm được an bình

Như đã thông báo trước, tối nay 25/04/2009, tại nhà thờ Thái Hà - Hà Nội đã có Thánh Lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt nhận ra tác hại về môi sinh, về kinh tế cũng như về an ninh quốc phòng của dự án bauxite ở Tây Nguyên, và cho công lý và sự thật được thực thi trên quê hương Việt Nam.

Tham dự Thánh lễ đặc biệt này, có 8 linh mục đồng tế và khoảng 4000 giáo dân từ khắp các xứ đạo trong thành phố Hà Nội, sinh viên các trường đại học, di dân từ các tỉnh đang làm việc tại Hà Nội đổ về.

Chủ tế thánh lễ là linh mục Giuse Nguyễn Văn Thật, Phó Bề trên Tu viện-Giáo xứ Thái Hà. Được biết, cha Bề trên chánh xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng đang giảng dạy thần học cho các sinh viên Học viện DCCT Việt Nam tại Sài Gòn, nên ngài đã uỷ thác cho cha Phó Bề trên chủ sự buổi cầu nguyện tối nay.

Mở đầu buổi lễ, cha chủ tế kêu gọi mọi người hiện diện cùng hiệp thông, liên đới với mọi con dân nước Việt cầu nguyện cho môi trường sống của bà con ở Tây Nguyên được tôn trọng, cầu nguyện cho các vị lãnh đạo được sáng suốt để cân nhắc vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Linh mục giảng thuyết trong thánh lễ đặc biệt tối nay là cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của Tu viện - Giáo xứ Thái Hà. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh đến những tác hại của việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên như sẽ hủy hoại môi trường sống, nguy hiểm cho an ninh quốc gia.... (Được biết, ngay sau buổi cầu nguyện này, ngài nhận được thêm một "giấy mời" nữa từ chính quyền Hà Nội).

Kết thúc thánh lễ, đoàn người đông đảo tiến ra hang đá Đức Mẹ, hát vang lời kinh Hoà Bình. Chủ sự buổi thắp nến cầu nguyện trước Tượng Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình đặt trước hang đá là linh mục Giuse Đinh Tiến Đức. Trước khi cộng đoàn đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh, ngài gợi ý cho cộng đoàn cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo biết tôn trọng công lý và sự thật; ngài cũng kêu gọi anh chị em cùng ký tên để gửi lên các nhà lãnh đạo quốc gia nhằm đánh thức lương tâm của họ để họ ngừng các kế hoạch khai thác Bauxite ở Tây Nguyện, nhằm đem lại cho nhân dân một môi trường sống lành mạnh.

Kết thúc buổi cầu nguyện, lời kinh quen thuộc được cả cộng đoàn đồng thanh hát vang: Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan...Hà Nội mấy nay vốn đã nóng, cả ngàn ngàn ngọn nến tại Thái Hà tối nay lại càng làm bầu khí nơi đây thêm hừng hực sức nóng mong chờ một cơn mưa rào sớm được tuôn đổ cho muôn người hưởng niềm vui, bình an và hạnh phúc.

CTV CSsR

CÙNG NHAU GHI DANH


“HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”

Sách Công Vụ Tông Đồ, bài đọc thứ nhất Chúa Nhật thứ 3 Mùa Phục Sinh năm B này có một đoạn làm chúng tôi bàng hoàng. Ông Phêrô một hôm đang ở giữa đám đông đồng bào Do Thái của mình, đã lên tiếng rất mạnh, lật lại vụ án Chúa Giêsu, cật vấn dân Do Thái: “...Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết chính Đấng khơi nguồn Sự Sống...” ( x. Cv 3, 15 ).

Không phải đay nghiến chì chiết, nhưng xét ra, lại là một lời da diết với mọi người, với cả chính Phêrô, như thể bản thân Phêrô cũng đã gián tiếp đồng loã trong cái chết oan ức bi thảm của Chúa Giêsu. Mà như thế, Phêrô đâu chỉ nói với dân Do Thái ngày xưa cách đây gần hai ngàn năm, nói với cả chúng ta hôm nay nữa đấy chứ !

Chúng tôi đặc biệt thấm thía cái cách ông Phêrô nói về Chúa Giêsu: “Đấng khơi nguồn Sự Sống”. Và chúng tôi xin vận dụng luôn cụm từ này để đặt vấn đề nóng hổi ngày hôm nay, ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, liên quan đến “Bauxite Đỏ.

Không lúc nào thế giới nói nhiều đến môi trường như lúc này. Chẳng phải chuyện đùa hay xa vời viển vông nữa rồi: Trái đất của chúng ta đang trở thành một... trái đắng ! Hành tinh xanh của chúng ta đang bị đổi thành hành tinh xám ! Môi trường sinh thái thân thiện của chúng ta đang biến thành một môi trường gây tử vong. Hội Thánh Công Giáo sau nhiều năm thận trọng cũng đã lên tiếng chỉ rõ việc phá hoại môi trường chính là một tội trọng.

Trước vấn nạn “Bauxite đỏ”, chúng tôi đọc được trong Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo, một công trình có rất nhiều tâm huyết của Đức cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận, rằng:

“…Con người không được sử dụng trái đất cách tùy tiện, bắt nó tùng phục ý muốn của mình một cách không giới hạn, như thể nó không có những yêu cầu riêng và không có một mục tiêu mà Chúa đã ban cho từ trước, một mục tiêu mà con người thật sự có thể triển khai ra nhưng không được phép phản bội. Khi hành động như thế, con người thay vì thi hành vai trò của người cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo, sẽ tự đặt mình thay thế Chúa và rốt cuộc làm cho thiên nhiên phản lại, vì đã hành hạ hơn là cai trị thiên nhiên” ( trang 319 ).

Quả như thế, phá huỷ môi trường, đối với cộng đồng thế giới là một tội ác, đối với người Công Giáo là một tội trọng. Mà tội trọng chính là tội chống lại Thiên Chúa, chống lại Sự Sống, tội giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”.

Ở Việt Nam, bao nhiêu năm nay người ta cứ lải nhải tuyên truyền, ấn vào đầu óc mấy thế hệ liên tiếp thời hậu chiến cái luận điệu rằng thì là: đất nước mình còn nghèo, còn đang phải ra sức và từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh.

Thế là người ta “tranh thủ” bóc lột đất đai với những kiểu xen canh, thâm canh tăng vụ hết năm này đến năm khác, làm bạc màu, làm kiệt sức biết bao nhiêu ruộng đất tự bao đời vẫn hào phóng dâng hiến cho chúng ta những hạt ngọc, những hoa trái quý giá.

Người ta biến hàng vạn mẫu thổ canh đang nuôi sống người nông dân nghèo thành những sân golf khổng lồ, rồi rào lưới B40 lại, chỉ dành riêng cho khách ngoại quốc và giới quan chức giàu có đến mà chơi trò học làm sang.

Người ta khuyến khích phá đê ngăn mặn để lấy nước vào hồ nuôi tôm tăng lãi suất để rồi tôm thì chết mà cả một vùng đồng bằng bao la ngày xưa phải khắc phục “ngọt hoá” 50 năm nữa may ra mới trồng lại được cây lúa.

Người ta cho các đội tàu thuyền lớn nhỏ của quốc doanh tung hoành khắp các vùng lãnh hải gần bờ xa khơi, đánh bắt các loại cá vô tội vạ bằng đủ thứ phương tiện, đủ thứ phương cách đến nỗi biển... cạn, biển... khóc, cá thì tuyệt chủng !

Người ta mở ra những xa lộ hiện đại dọc theo chiều dài đất nước bằng một đầu óc duy ý chí, đã tốn kém tỷ tỷ, không ngờ còn phá huỷ vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn, khiến những vùng đất bên dưới vốn đã cằn cỗi nay lại phải chịu thêm hết lũ đá lại đến hạn hán kinh hoàng.

Người ta nhắm mắt làm ngơ cho những Công ty nước ngoài tha hồ xả nước thải khí độc, gây ô nhiễm những con sông dài đang là cơ may mưu sinh cho người dân nghèo, gây bụi mù xám xịt cả một vùng trời, chết chim, héo cây và ngộ độc phổi cấp cho trẻ em và người già.

Và hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng giềng.

Nhiều bài viết đã phân tích những thảm kịch về khoa học, về đời sống, về văn hoá, cả về chủ quyền lãnh thổ... Chúng tôi không dám lạm bàn thêm, nhưng xin được đứng ở góc độ một người Công Giáo, lấy ánh sáng Tin Mừng rọi vào, làm bật lên những lời cảnh báo. ( Ảnh minh hoạ một hồ chứa bùn đỏ khai thác Bauxite tại Ấn Độ )

Vâng, chúng tôi xin được lập lại điều đã nêu từ đầu, đây là một lời cảnh báo, bây giờ và nơi đây ( now and here ) cho chính Hội Thánh Công Giáo Việt Nam chúng ta, chính là: “Người ta đang giết Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”.

Tại sao chúng tôi lại dám nói như thế ? Thưa, vì khi người ta vô thần, không chịu tin vào Thiên Chúa thì người ta có thể làm đủ thứ chuyện bậy bạ tồi tệ. Người ta đâu còn tiêu chuẩn nào để lượng định thiện – ác, tốt – xấu. Lương tâm trở thành từ ngữ xa lạ. Lòng thương xót trở thành điều hiếm hoi, thậm chí... có điên mới nói chuyện thật thà lương thiện vào thời buổi này !

Khi lo Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống, chúng tôi từng nhận ra: khi người ta chủ trương hợp pháp hoá phá thai thì không còn gì để nói nữa, đã thản nhiên giết chết các bé thai nhi thì người ta cũng có thể phạm bất cứ tội ác kinh hoàng nào trên đời. ( Ảnh xe cơ giới Trung Quốc đang khai thác Bauxite tại tỉnh Đaknông )

Thì ở đây cũng vậy, một khi người ta đã không chấp nhận tự do tín ngưỡng, tìm mọi cách trù giập các tôn giáo tử tế, thì làm gì còn có chỗ cho Lòng Tin vào một Thượng Đế, một Thiên Chúa, Đấng khơi nguồn Sự Sống cho chính bản thân họ đang được sống, đang sử dụng chính Sự Sống ấy mà chống lại Thiên Chúa. Và từ đó, mọi quyết định vận hành kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của đất nước này dần dần trở nên hỗn loạn, vô đạo đức, mất tích lương tri !

DCCT Thái Hà mấy ngày nay xôn xao chuyện Hồ Ba Giang lại đang bị ngang nhiên xâm phạm. Vẫn chẳng phải chuyện giành lại sở hữu một cái ao, một vuông đất, mà chính yếu vẫn là đòi Công Lý và Sự Thật phải sáng tỏ cho bằng được, đừng có ai tham lam mờ mắt mà dại dột thò tay vào xà xẻo, chia chác, tư túi, cho dù hậu thuẫn phía sau là đủ loại binh chủng khủng bố và vũ khí bạo lực. Và, may quá, nhạy cảm quá, người Công Giáo Hà Nội cũng đã thức tỉnh trong cả chuyện “Bauxite Đỏ”, lời ca Kinh Hoà Bình của họ cũng đang đòi “đem an hoà vào nơi tranh chấp”.ngọn nến nhỏ xíu trên tay họ không chỉ rọi vào khu Hồ Ba Giang mà còn trở thành những ngọn đuốc rực sáng cả vùng Tây Nguyên đang mịt mù tối tăm vì bụi đỏ cường quyền.

Lúc này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi, chúng tôi vẫn muốn kêu to lên với phía Công Giáo chúng ta, với các vị Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ các Dòng và nhất là với tất cả anh chị em Giáo Dân thân yêu của mọi miền đất nước. Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta không thể cứ mãi ở bên lề cuộc sống quê hương trong sự e ngại, do dự. Chúng ta không thể cứ mãi chờ đợi lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm. Chẳng lẽ chỉ vì sợ bóng sợ vía một cái gì đấy mà chúng ta lại không sợ điều đáng phải sợ hơn cả, đó là tiếng lương tâm, tiếng nói của Chúa Thánh Thần.


( Dự án khai thác Bauxite tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí và biến đổi môi trường, khí hậu. Ảnh lấy từ nguồn http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/810281/ )

Chúng ta biết nhiều tội ác đã và đang hoành hành trên quê hương chúng ta. Phá thai mấy triệu ca một năm suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã im lặng. Nay Bauxite Đỏ có tác hại đến Sự Sống con người ra sao, chúng ta đọc và nghe hết, hiểu hết. Chúng ta lại vẫn im lặng. Và như thế chúng ta cũng sẽ rơi vào bi kịch đồng loã với thế gian độc ác, với những kẻ muốn giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” !

Chúng tôi thấy các nhà trí thức, đa số ở Hà Nội, đã cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi, viết một kiến nghị, lấy chữ ký mấy trăm kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, nhà văn, nhà thơ, nhà báo để gửi cho nhà cầm quyền, đòi ngưng lại mọi sự đang diễn ra ở hai tỉnh Đăknông và Lâm Đồng.

Phải có một kiến nghị của phía Hội Thánh Công Giáo nữa chứ, mặc dù chúng ta dư biết có “kiến” cách mấy thì người ta cũng chẳng thèm “nghị” đâu, nhưng ít ra đây sẽ là tiếng nói của chính lương tâm chúng ta, những người đang tin vào “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” để Sự Sống thiêng liêng ấy không bị làm cho tổn thương trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nó cho thấy người Công Giáo Việt Nam cùng trăn trở xót xa với vận mệnh của quê hương và dân tộc.

Chúng tôi kính mong, tiếng kêu này của chúng tôi được mọi người mạnh dạn hưởng ứng. Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ và anh chị em Giáo Dân gần xa, đừng vì chúng tôi chỉ là một Linh Mục quèn của một Hội Dòng thường bị cho là cấp tiến, mà đành bỏ qua không muốn nghe tiếng kêu của chúng tôi.

Chúng tôi chọn cách nói: “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”. Xin gửi ngay về địa chỉ Mail: ttmvcssr@gmail.com chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trên các websites của chúng tôi như www.trungtammucvudcct.com và www.dcctvn.net và mời gọi các websites khác có thể đăng tải lại cho rộng đường dư luận.

Lm. QUANG UY, DCCT, thứ bảy 25.4.2009

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Blog "Giáo Xứ Bảo Long" xin kính chào các bạn!: Tháng hoa- tháng Đức Mẹ

http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/149422

Tháng hoa- tháng Đức Mẹ


Tìm hiểu gốc tích Tháng Hoa Đức Mẹ

Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời".

Nếu có ai tự hỏi: Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng? thì câu trả lời cũng không khó khăn gì.
Gốc tích như thế này:
Vào những thế kỉ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.
Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.
Có nơi người ta tổ chức các cuộc "Rước xanh". Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.

Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.
Thánh Philipe đệ Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5, thích tập họp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.

Đầu thế kỷ 17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi chiều đều có hát kính Đức Mẹ, ban phép lành Mình Thánh. Từ ngày đó, tháng Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.

Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời.

Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ trong Giáo hội đều long trọng kính tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có linh mục giảng thuyết, và gần như lấy thời gian sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ. Trong việc này linh mục Chardon đã có nhiều công. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.

- Đức Giáo hoàng Piô 12, trong Thông điệp "Đấng Trung gian Thiên Chúa", cho "việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ võ".
- Đức giáo hoàng Phaolô 6, trong Thông điệp Tháng Năm, số 1 viết:
"Tháng Năm là Tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để " bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng.
Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ các tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai tòa rất dồi dào của Đức Mẹ" (Dictionary of Mary, Catholic book Pub. 1985, p. 236)

Một câu truyện cũ đáng ta suy nghĩ:
Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình , nhưng chồng cứng lòng mãi.
Năm ấy đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.
Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Vianey.
Cha Vianey là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người tặng là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Gioan liền bảo:
- Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?
Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?
- Cha sở nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng.
Nghe xong lời cha Gioan, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ. (Sách Tháng Đức Bà, Hiện Tại xuất bản, 1969, trang 10).

Nếu chỉ vì mấy bông hoa mọn dâng kính Đức Mẹ cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy, thử hỏi, những ai trong tháng Năm này tham dự dâng Hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân côi, hơn nữa, họ dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh nạn…chắc sẽ còn được Đức Mẹ ban muôn ơn trọng hơn nữa? vì Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của Lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa vàng của niềm tin, hoa Hồng của kinh Kính mừng lắm lắm.
Thánh Anphongsô Ligori quả quyết rằng: "Nếu tôi thật lòng yêu mến Mẹ, thì tôi chắc chắn được lên thiên đàng".
Thánh Bênado diễn tả văn vẻ hơn:
"Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã. Được Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ. Được Mẹ hướng dẫn, bạn sẽ an lòng. Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ".
(Lm. ĐoànQuang, CMC NS.TTDM tháng 5-08 trg 4)

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

Vài Dòng Lịch Sử


Thánh Lễ Cung Hiến Thánh Đường Và Khai Mạc Năm Thánh Xứ Bảo Long
09/12/2008
Ngày 8 tháng 12 năm 2008, Giáo dân Bảo Long đã hân hoan mừng ngôi Thánh đường của giáo xứ tròn 100 năm tuổi. Trong dịp này, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và quý Cha đã cử hành Thánh Lễ cung hiến nhà thờ này và long trọng khai mạc năm Toàn Xá.
Đại diện giáo xứ đã khái lược lịch sử giáo xứ và ngôi thánh đường Bảo Long : Hôm nay trong tâm tình hiệp nhất với Đức Kitô, cùng với sự hiệp thông trong Giáo Hội. Toàn thể Giáo dân trong xứ, cũng như người con của Giáo xứ xa quê hương đều hướng về đất mẹ, thành kính dâng lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lời tri ân cảm tạ, đã thương ban cho Giáo xứ Bảo Long được mở năm Thánh, một Hồng Ân lớn lao Chúa ban qua tay Giáo Hội .Chúng con sức mọn, tài hèn, biết lấy chi báo đền. Nguyện xin Chúa ban thần trí-khôn ngoan mạnh khỏe để Ngài dẫn đưa con thuyền Giáo hội tới bến bình an.

Chúng con cũng xin kính chúc Đức Tổng Giám Mục, quý Cha, quý nam nữ Tu sỹ mạnh khỏe tràn đầy ơn Chúa.

Nhân dịp năm Đại Hồng Phúc của Giáo xứ, chúng con xin trân trọng tri ân Cha cố Phanxicôxavie Vũ Đức Văn, Ngài đã hướng cho các thầy giáo viết cuốn giáo sử kỷ niệm 85 năm ngôi thánh đường của Giáo xứ. Tuy chưa trọn vẹn, nhưng đã bầy tỏ được công lao của các Đấng Bậc tổ tiên, từ khi gieo trồng Đức tin trên mảnh đất đầy thân thương này.

+ Giáo xứ Bảo Long được thành lập năm Tân Mão (1891) do Đức Cha Găng Đơ Rơay (tên Việt Nam là Đức Cha Phêrô Maria Đông) là Giám Mục Địa Phận Hà Nội lúc bấy giờ. Ngài lấy 7 họ đạo xứ Kẻ Truyền, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định và một số tổng Ngọc Lũ lập thành xứ Tân Lịch. Đầu năm 1893 (Quý Tỵ) con sông Ninh Giang được khai mở, thôn Bảo Long là một trong tám thôn thuộc xã Chân Ninh được tách ra và nhập vào tổng Như Thức, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Lúc này Ngài đổi tên xứ là xứ Chân Ninh. Năm 1950, Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Giám Mục Địa Phận Hà Nội đổi lại tên là xứ Bảo Long.

Năm 1902 (Nhâm Dần) một Cha Thừa sai người Pháp JosephDépaulis (tên Việt Nam gọi là Cha cố Hương) từ Ngọc Lũ, Ngài đi khảo sát khu vực Chân Ninh, đến xóm Tân Lịch , Ngài thấy một khoảng đất rộng sáng đẹp, địa hình thuận tiện: phía Bắc giáp sông Ninh Giang làm đường thủy. Phía Nam giáp đê ất Hợi thuận tiện cho giao thông đường bộ. Sau khi đã khảo sát và cân nhắc, Ngài đã mời những vị chức sắc trong làng cũng như chính quyền ra bàn bạc và cắm luôn khu vực nhà thờ theo hướng Nam Bắc.

Trước khi vào việc, cha cố đã khấn hứa: “ Đức Mẹ Vô Nhiễm” giúp con hoàn thành ngôi thánh đường. Ngài nhờ một kiến trúc sư người Pháp lấy mẫu nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức và cho tiến hành thi công. Cha cố đã giao từng việc cho các cụ: cụ chánh trương Phạm Quang Tòng bao quát chung, cụ trùm Thể đốc công, cụ trùm Đồng quản lý công trình, cụ trùm Hồ quản lý và làm thợ mộc, cụ trùm Thức đi thuê thợ xây ở xã Nghĩa Hưng địa phận Phát Diệm. Cha con đã bàn bạc và thống nhất lấy đất ở 8 sào trước cửa khuôn viên, 6 sào ở phía Đông để đóng gạch, gạch được đến đâu các ông nhờ ông phó Ro sang nhờ thợ đốt gạch ở Bồ Gia xứ Tân Hưng đốt bằng củi, rơm rạ, ngói Ngài chuyển từ Mác Xây(Pháp) sang. Đá lấy ở Sở Kiện vận chuyển bằng đường sông, bà con cùng nhau tập kết về nhà thờ. Đang khi làm công trình, Cha cố có lệnh gọi đi quân dịch, Ngài cậy nhờ Đức Mẹ và xin bà con cầu nguyện, mấy ngày sau một thanh niên tên là Trần Văn Trưởng tình nguyện xin đi thay cho cố. Ông đã được bà con chúc mừng và khen ngợi. Cố lại được tiếp tục công việc xây dựng nhà thờ cho đến lúc hoàn thành.

Bảy năm xây dựng là 7 năm hạnh phúc nhưng cũng là 7 năm thách thức với bao nhiêu khó khăn. Công việc trao phó cho từng ông: việc nào vào việc ấy, khuôn khổ vào răm rắp. Ngày 08-12-1909 ngôi thánh đường đã được hoàn thiện, Ngài mời Đức cha Giuse Maria Đông giám mục Hà Nội về cắt băng khánh thành. Ngài lấy thánh quan thầy là: “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” từ đó nhà thờ thường xuyên có thánh lễ.

- Giáo xứ có 7 họ đạo cũ và 5 họ đạo mới.Số Giáo dân ban đầu có khoảng 300 người.

- Năm 1950 tức là sau 59 năm số Giáo dân của 12 họ Giáo là 1700 người.

- Năm 1954 do thời thế loạn lạc, đất nước hai miền phân cách, bà con Giáo dân di cư vào Nam, số còn lại ở nhà khoảng 1200 người.

- Theo tài liệu thống kê của Giáo xứ ngày 26 / 05 /2008 số giáo dân hiện nay là 3500 người .

Từ tháng 8 năm 1953 , Giáo xứ không có các Cha trực tiếp coi sóc, đời sống đức tin của Giáo dân bị mai mốt. Mãi đến năm 1957 Cha già Gioan về hưu tại quê hương họ Nghĩa Lễ thay quyền Cha quản xứ khi Ngài còn bình mạnh.

Ngày 26 tháng 7 năm 1977. Giáo Phận Hà Nội có lớp các Cha trẻ được truyền chức. Bề Trên Giáo Phận đ bổ nhiệm Cha Fx Vũ Đức Văn về coi sóc sáu xứ miền Xuân Bảng, Trại Mới, Bảo Long, Lập Thành, Đồng Đội, Phú Thứ. Ngài quản xứ từ tháng 7 năm 1977 đến năm 1999. Trong thời gian Cha Fx quản xứ, Ngài có công lớn trong việc củng cố đời sống đức tin và tháo gỡ biết bao nhiêu đôi ngăn trở Hôn phối đặc biệt ở hai họ Nguyễn Xá và Lang Xá.

Hạt giống Tin Mừng được gieo vãi và nảy mầm ở Giáo xứ Bảo Long trong một bối cảnh lịch sử không mấy thuận tiện. Thời kỳ cấm đạo khắc nghiệt dưới lưỡi gươm bách hại tàn bạo của triều đại vua Minh Mạng, Tự Đức đến Văn Thân (1820 - 1886). Dù khó khăn cấm cách. Giáo dân trong 7 họ đạo vẫn giữ vững đức tin kiên cường và còn lấy máu đào làm nhân chứng. Trong số 7 họ Giáo thời ấy đã có 12 vị tử đạo là Giáo dân của 3 họ: Như Thức, Quang Sán , Nghĩa Lễ. Trong đó có một vị là Giáo dân họ Bảo Long bị phân sáp theo chiếu chỉ của vua Tự Đức (1860) là cụ Trần Đức Lân bị bắt vì Đạo thời vua Tự Đức (năm 1859). Ngài nhận án và chịu xử giảo tại Cồn Liêu.

Đời sống đức tin đã được in sâu trong tâm hồn của mỗi Kitô Giáo,cho dù khó khăn gian khổ, lòng đạo đức ở các họ trong Giáo xứ ngày một thêm tăng. Để đáp lại tiếng Chúa mời gọi : “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” (Mt 9,37) nhiều người con trong các Giáo họ đã tận hiến cho Chúa làm Linh mục, nam nữ Tu sỹ.

Tổng số các Linh mục, nam nữ Tu Sỹ trong Giáo xứ:

Có 19 Linh mục
Các Thầy có 27

Các sơ có 27

Trên đây là 1 số nét sơ lược về Giáo xứ Bảo Long từ ngày khai sinh tới nay và cũng là kỷ niệm ngôi thánh đường vừa tròn một 100 tuổi. Trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục Giuse và quý Cha đã long trọng cung hiến ngôi Thánh đường này và khai mạc năm Thánh tại giáo xứ Bảo Long.


































Ban bien tap

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2009


Ngày thứ năm, 2 tháng 4 năm 2009, các Linh mục trong giáo hạt Phú Xuyên – TGP Hà Nội đã quy tụ về giáo xứ Bái Xuyên để tham gia buổi tĩnh tâm thường kỳ 2 tháng một lần.

Phú Xuyên là một giáo hạt mới được tách từ giáo hạt Hà Tây cũ. Vào dịp tĩnh tâm Linh mục đoàn tổng giáo phận, tháng 9 năm 2008, Đức Tổng Giám mục Giuse đã công bố quyết định thành lập giáo hạt này.

Giáo hạt Phú Xuyên gồm các giáo xứ nằm trong phần đất quản lý của hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên, thuộc thành phố Hà Nội (mở rộng).

Hiện nay, toàn giáo hạt Phú Xuyên có khoảng 43.000 ngàn giáo dân quy tụ trong 17 giáo xứ với 50 họ lẻ, do 9 linh mục coi sóc.

Số dòng tu đang toạ lạc trên địa bàn giáo hạt gồm có : 4 nhà Mến Thánh Giá, 1 Sở Mến Thánh Giá, 1 Cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái, 1 Tu hội Hiệp Nhất và 1 Tu hội Thánh Tâm.

Giáo hạt Phú Xuyên có 156 giáo lý viên, hoạt động tích cực và có hiệu quả, nhờ đó phong trào học hỏi giáo lý và sống Lời Chúa trong các giáo xứ khá sôi nổi, đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng. Vườn thiêng ơn gọi của giáo hạt có nhiều khởi sắc, có nhiều chủng sinh, nam nữ tu sĩ là những người con của giáo hạt này đang phục vụ và tu học ở nhiều nơi.

Theo chương trình đã định, các linh mục thuộc giáo hạt Phú Xuyên có buổi họp mặt vào thứ Năm đầu tháng các tháng chẵn trong năm. Vì lý do mục vụ Đức Tổng Giuse không thể hiện diện cùng quý cha trong giáo hạt trong lần gặp mặt tháng Tư này. Mặc dù thời tiết mấy ngày này có mưa và se lạnh nhưng cuộc gặp mặt cũng quy tụ được đầy đủ các linh mục trong giáo hạt

Cho dù chỉ gặp nhau trọn có buổi sáng, nhưng những chương trình theo gợi ý của bề trên giáo phận cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Trong tình Chúa và tình anh em linh mục trong giáo hạt, buổi gặp mặt thật thân tình tạo đà để cùng nhau xây dựng các phong trào của giáo hạt Phú Xuyên ngày càng phát triển, về mọi phương diện, đặc biệt là giúp nâng cao đời sống và tinh thần đạo đức của mọi thành phần dân Chúa./.