Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

● PHẠM ĐÌNH TÂN (1913-X)


TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

° Phạm Thanh [15]

Sinh năm 1913 tại Bảo Long, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Phạm Đình Tân từ thuở nhỏ đã học quốc ngữ và Pháp văn. Ra trường, ông bắt đầu viết bài cho các báo Phụ nữ thời đàm, Thanh Nghị, Phụng Sự, Tinh Thần. Ông chủ trương báo Thanh Niên và Văn Đàn cùng với Phạm Đình Khiêm. Năm 1946, cả hai cùng thành lập tủ sách Thanh Niên Chuyên San, để đăng các tác phẩm của nhóm. Đây là bước đầu của Tinh Việt Văn Đoàn. Văn đoàn này tổ chức rất đơn sơ, nhưng gồm toàn những người có tâm huyết, nhằm mục đích “đem đạo vào đời”, đem tinh thần công giáo để xây dựng cho văn hóa dân tộc. Sau này ông còn là chủ nhiệm của tuần san Văn Đàn.

Năm 1958 ông thành lập và tổ chức hai giải thưởng văn học Trương Vĩnh Ký và Le Comte du Nouy. Năm 1960, ông khởi xướng, tổ chức và điều khiển các buổi hội thảo về lịch sử và văn chương. Năm 1968, ông sáng lập và làm tổng thư ký trung tâm nghiên cứu và thông tin Chân lý. Cũng năm đó ông sáng lập và làm tổng thư ký trung tâm Giáo dục Minh Thế.

Văn nghiệp.

Phạm Đình Tân là một cây viết già dặn và phong phú. Ông viết thật nhiều và thật dễ dãi.

Chúa Cứu Thế với thanh niên, dịch từ Thiamer Toth. Saigon: Tinh Việt Văn Đoàn, 1950.

Tiếng thầm (thơ) Hà Nội, 1952.

Ozanam với Hội Thánh, Saigon: Văn Đàn, 1953.

Tiếng thầm-Lời thiêng (thơ), Saigon, 1960.

Tòa Thánh La Mã, Saigon, 1960.

Trên đường về, Saigon, 1963.

Chúa Cứu Thế với gia đình.

Chúa Cứu Thế với thời nay.

Đức Mẹ giữa chúng ta.

Chìa khóa mở cửa thành công.

Kiến thiết tinh thần.

Duy Đức, học sinh trinh thám, tiểu thuyết giáo dục.

Thân phận lao động.

Ngoài ra ông còn dịch một số sách như:

Tiến hóa tư tưởng của một nhà khoa học: Le Comte du Nouy.

Nhật ký Cô An.

Lịch sử Gia Nã Đại.

Lịch sử Mễ Tây Cơ.

Theo dõi những công việc của Tinh Việt Văn Đoàn và của riêng Phạm Đình Tân, những người có tâm huyết với văn học Việt Nam phải công nhận rằng ông đã đóng góp thật nhiều và thật quý giá cho văn hóa dân tộc. Ngoài những đóng góp bình thường của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, ông còn đem hết cuộc đời và tâm tư để xây dựng cho dân tộc trong ba lãnh vực:

Giới thiệu những tư tưởng và đạo sống của Tây phương cho người mình bằng những sách dịch nổi tiếng từ Pháp văn.

Đem những tinh hoa của Đạo Công Giáo bồi đắp và phong phú hóa tâm hồn và đạo sống Việt Nam bên cạnh đạo lý của Tam Giáo.

Chia sẻ cuộc sống đạo hạnh và nhiệt tâm của một tín đồ công giáo thuần thành và một người Việt mô phạm.

Qua cuốn Trên đường về, độc giả thấy rõ thiện chí của một người đi tìm chân lý và đạo sống. Chân lý và đạo sống đó rất phù hợp với Đạo sống truyền thống Việt Nam. Cuộc đời và thơ văn của ông đã chứng minh điều đó.

Bàng Bá Lân viết: “Văn Đoàn Tinh Việt là văn đoàn thọ lâu hơn hết các văn đoàn có trên đất Việt Nam”. Phê bình thơ Phạm Đình Tân, họ Bàng viết: “ Đọc thơ tôn giáo của Phạm Đình Tân, tôi không thể không liên tưởng đến thơ Hàn Mặc Tử. Tôi phải thành thực nhận rằng: tuy Phạm Đình Tân rất ngoan đạo, nhưng so với Hàn Mặc Tử, đời anh tương đối bình an... nên thơ tôn giáo của anh cũng dễ dãi hiền lành, không sôi nổi đau thương, không xúc động mạnh người đọc như những vần thơ rướm máu của Hàn Mặc Tử.”[16]

TRÍCH TUYỂN THƠ

ĐAU ĐỚN

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tự thuở nào, Người trụt xuống trần gian,

Tổ tiên xưa con cháu cả nhân hoàn,

Vì một tội mà trầm luân muôn kiếp.

Đầu muốn ngửng: xác thịt đè liên tiếp!

Mắt trông lên: mí nặng cúi nhìn chân!

Một chút gì của Chúa liễm vào thân

Hằng nhớ tưởng tuyệt vời nơi Thiên quốc.

Nhưng than ôi! tội vần hồn kiệt nhược,

(Sức mọn hèn chống đỡ được là bao!)

Nên từ lâu cho tới ngày nào

Cả nhân loại đẫm mình trong bóng tối!

Một tội tổ giắt theo ngàn giống tội,

Một phạt hình u ám cả muôn năm!

Nguồn bùn dơ lan chảy khắp trần phàm,

Ngọn lửa phạt thiêu sầu muôn thế kỷ.

Đã bao năm, đã bao năm rền rĩ,

Tiếng khóc than không ngớt, không ngừng thôi.

Biết bao giờ hồn thảm thoát lò sôi

Ra khỏi chốn tối tăm và yên lặng ?

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

Chúa nhân loài thương nhớ một đàn con.

Vì tổ tiên chìm đắm cả linh hồn,

Và xác thịt bầy mồi cho quỷ dữ.

Khắp đây đó, Chúa trông nhìn vũ trụ,

Đâu oai quyền xứng đáng với trần gian ?

Đâu ơn thiêng rẩy tưới đất khô khan ?

Đâu công nghiệp rỡ ràng soi bóng tối ?

Trong vực thẳm, ai dám cao tiếng gọi ?

Đấng nhân lành tha thứ tội ngàn xưa ?

Không, cả trần gian hư thối đen mù!

Hồn dầu dãi không còn... thật không còn đáng kể.

Chúa buồn bã thầm rơi ánh lệ,

Biết vì ai nhẹ giảm tội tình sâu

Cho đàn con lưu lạc chốn u sầu

Được ngẩng mặt trông lên Cha sáng láng ?

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

Cha vì con phải hạ xuống trần gian,

Bỏ ngai vàng cao quý chốn vinh quang!

Bỏ rực rỡ triều thiên ngàn ánh lạ!

Bỏ bầy tôi trung thành nơi cao cả!

Từ giã trời, cung điện tối uy linh,

Xuống trần gian sống giữa chốn hôi tanh,

Để hàn gắn những vết thương đang rộng mở.

Ôi! lòng nhân từ vô độ!

Ôi! tình yêu tuyệt đối không cùng!

Tay công bằng thẳng phạt kẻ kiêu căng.

Tay nhân đức vuốt ve hồn tội lỗi.

Từ đêm ấy trong hang lừa u tối,

Chúa bắt đầu nhận lấy chuỗi lao lung

Để người ta được thấy phút vui mừng

Trên thiên quốc tưng bừng hương sáng!

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

Chúa hiến mình làm bia bắn của Đau thương.

Tay nâng niu ôm ấp mối sầu trường,

Tim khắc khoải trong muôn nghìn cay đắng,

Cây thập giá trên xác trần đè nặng,

Đường đau thương sỏi đá buốt thịt xương!

Nước bọt dơ quân dữ nhổ chán chường

Trên mặt thánh máu me nhễ nhại!

Cả mình thánh ê chề tê tái,

Triều thiên gai: đau đớn mỉa mai sao!

Giờ trông mong sắp tắt mọi u sầu,

Chúa kêu khát. Và dấm đưa thay nước.

- Ta nuốt hết đau thương tủi cực

Để mở đường hạnh phúc cho trần gian.

Phút cuối cùng quân độc dữ, hung tàn

Còn cầm mác đâm thêm dấu nữa.

- Đây giọt máu của lòng ta chan chứa

Yêu trần gian làm của lễ dâng Trời.

Bao đau thương, bao tủi cực, bao tơi bời,

Ta đã nếm, đã uống, và đã chịu.

Ôi! Hỡi trần gian tội chĩu,

Từ giờ đây đường hạnh phúc thênh thang.

Hãy theo ta, theo rõi bước đau thương

Để tiến tới nơi đầy Ánh Sáng.

Đau đớn là đường lên Ánh Sáng!

Chúa muôn loài đã sống lại hôm nay.

Tiếng mừng ca vang dậy khắp đó đây

Vẻ đắc thắng tưng bừng trên các mặt.

Thiên thần hát, nhạc thiêng lừng ánh ngát.

Hoa tung đài, nở nhị vút muôn hương.

Cả trần gian đứng dậy. Khắp ngàn phương

Lòng hớn hở reo theo lời cảm tạ.

Chúa bằng lòng mỉm cười từ giã

Và oai nghiêm trở lại chốn Vinh Quang

Là nơi từ ngàn xưa trong chốn đền vàng,

Chúa ngự trị và nhận lòng cung kính.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đau đớn là đường lên Ánh Sáng!

Chúa muôn loài vạn tuế! Sáng muôn năm!

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Bài viết nhân 50 năm Tưởng niệm Đức Cha Đa Minh HỒ NGỌC CẨN (27.11.1948-27-11.1998)

[2] Hồ Ngọc Cẩn : Văn chương thi phú Annam, Hồng Kông : In lần thứ hai. Nhà in Hội Truyền Giáo Paris. 1923, trang 126-28.

[3] Bài này đăng trên tạp chí Văn, Sài Gòn, số 179, ngày 1-6-1971, chúng tôi lấy lại theo bản in trong quyển “Hàn Mặc Tử…” của Phan Cự Đệ (Nxb…………..)

(1) Vũ Ngọc Phan, nhà văn hiện đại III, 1942 = ấn bản 1951. NXB Vĩnh Thịnh. Hà Nội, tr. 326.

(2) Hoài Thanh và Hoài Chân, thi nhân Việt Nam, Thiều Quang tái bản. Sài Gòn, 1967, tr. 204.

(3) Văn, số đặc biệt đăng về Hàn Mặc Tử, 73-74, ngày 7-1-1967,tr. 139.

(*) (?)

(4) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 141-148.

(5) Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 141-148.

(7) Thơ Hàn Mặc Tử đều trích từ ấn bản Tân Việt, Sài Gòn, 1959 – ấn bản này không đánh số trang, tôi dựa theo mục lục mà ghi số trang, để bạn đọc dễ kiểm chứng.

(8) Huỳnh Phan Anh, Văn, số 73-74 đã dẫn.

(9) Vũ Ngọc Phan, sđd, tr,322.

(10) Hoài Thanh và Hoài Chân sđd, tr. 212.

(10)

(11) Hoài Thanh và Hoài Châu, sđd, tr. 211.

(11) Hoài Thanh và Hoài Châu, sđd, tr. 211.

(11) Hoài Thanh và Hoài Châu, sđd, tr. 211.

(12) Văn, số đặc biệt về Hàn Mặc Tử, đã dẫn tr. 120.

(13) Jacques Dournes, Dieu Aime les Paiens, Aubier. 1963, tr.149.

(14) Văn, sđd, tr. 47.

(15) Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 326.

(16) J. E. KERNS, S. J Les Chrétiens, Le Mariage et la Sexualité. Edit. Du Cerj. 1966.

(17) J. E. KERNS, S. J. sđd, tr. 94.

(18) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 73.

(19) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 73

(20) Thư MC, do Trần Thanh Mại trích, sđd, tr. 95.

(20)

(21) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 95.

(22) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 88.

(23) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 193.

(24) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 212.

(25) Vũ Ngọc Phan, Sđd, tr. 330.

(26) Hoài Thanh và Hoài Chân, Sđd, tr. 212.

(27) Trần Thanh Mại, Sđd, tr. 120.

(28) Nguyễn Công Hoan, tạp chí văn nghệ Hà Nội, số 67, tháng 12 – 1962 và 68. Tháng 1 – 1963 về Tú Xương. Tôi đã đề cập tới trong Văn, số 163, ngày 1-10-1970.

(29) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 116.

(30) Trần Thanh Mại, trích sđd, tr. 120.

(31) Hoài Thanh và Hoài Chân, Sđd, tr. 221.

(32) Charles Journet, Le Mal, essai théologique, tủ sách giáo lý, Desclée de Brouwer, Bruges, Bỉ, 1961, tr. 271.

[4] Đây là phần II và III của thiên khảo luận bằng tiếng Pháp L’Expérience poétique et l’itinéraire spiriuel de Hàn Mặc Tử, đăng tập san Bulletin de la Sociéte des Etudes Indochinoises (Sài Gòn, loại mới bộ XLVII số 4 quý 4 năm 1972, trang 567-632) và đồng thời in riêng thành sách (Nxb La Voie Nouvelle, Paris tái bản, 1985). Phần I nhận định khái quát về cuộc đời và tác phẩm đã trích đăng ở phần “tác giả và tác phẩm” trên đây.

(*) Trong nguyên bản tiếng Pháp:”Talchimie rimbaldienne du verbe” (chú thích của P.C.Đ)

(*) Nguyên văn tiếng Pháp là “La présence créatrice du Verbe de Dieu” (PCĐ); Thần Ngôn Thiên Chúa. Tức là Ngôi Lời Thiên Chúa (LĐB).

(*) Nguyên văn: “Notre-Dame du Rosaire dans l’économie divine” (chú thích của P.C.Đ).

[5] Phật giáo chia thế giới làm hai cõi: thế gian và xuất thế gian tức là thế giới hữu hình và thế giới vô vi; đây sánh xuất thế gian với cõi thanh tịnh của lòng.

[6] Danh từ biểu lộ sự hoan hỉ và cung kính đối với Thiên Chúa.

[7] Tiếng nhạc trên trời rất mầu nhiệm, hình dung được cả sự phương phi.

[8] Chàng đây là thi sĩ, không phải chàng của thiếp.

[9] Ý nói sự ngợi khen có văn vẻ như trong sách XuânThu.

[10] Ý nói sự ngợi khen có văn vẻ như trong sách Xuân Thu.

[11] Ý nói cầu nguyện sốt sằng cảm động được màu sắc của không gian, biến từ sắc xám hay đen ra trắng hoặc nói cầu nguyện từ đầu hôm cho tới sáng bạch.

[12] Song lộc triều nguyên: theo sách tử vi, sao Hóa Lộc và sao Lộc Tôn đóng ở cung Chính diện, chiếu vào bổn mạng ai thì người ấy sẽ giàu sang. Đây là chú thích theo tập Thơ Hàn Mặc Tử (Nghĩa Bình xuất bản, 1988, tr. 13). Nhà nghiên cứu Võ Long Tê trong bài Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử đã chú thích dựa theo một câu của Thánh Vịnh số 42-43).

[13] Trí miêu duệ: Trí là Nguyễn Trọng Trí, miêu duệ là con cháu. Ý Hàn Mặc Tử nhận mình là con cháu của thánh.

[14] Phượng Trì: cung giao Trì là nơi ở của Tây Vương Mẫu theo điển tích Trung Quốc, Hàn Mặc Tử dựa vào đó mà đặt tên cho thánh cung Maria là Phượng Trì. Nguyễn Bá Tín cho hai chữ Phượng Trì bắt đầu từ nhân vật Cam Phượng Trì trong cuốn phim Hỏa thiêu Hồng Liên tự.

[15] Thi nhân Việt Nam hiện đại, Nxb… năm…, trang…

[16] Bàng Bá Lân : Kỷ niệm văn thi sĩ hiện đại. Saigon : Xây Dựng, 1962, trang 185-189.

Tác giả Lê Đình Bảng

Không có nhận xét nào: