Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

TIỂU SỬ ÔNG PHẠM ĐÌNH TÂN

Tiểu sử

Nhà nghiên cứu Phạm Đình Tân, bút danh Từ Huệ, Lĩnh Việt, sinh ngày 15-1-1913 (Quý Sửu) tại Bảo Long - Mỹ Hà Mỹ Lộc - TP. Nam Định, tỉnh Nam Định, không rõ năm mất.

Thuở nhỏ học ở trường Thành Chung Nam Định, gia nhập làng báo ở Nam Định, Hà Nội. Từng chủ trương tuần báo Thanh niên công giáo ở Nam Định, tuần báo Phụng sự ở Hà Nội, văn đàn Tinh Việt.

Sau năm 1954 di cư vào Nam, sáng lập và điều khiển tuần báo Văn Đàn và nguyệt san Lá thư xanh. Với cương vị văn đoàn trưởng Tinh Việt ngay từ năm 1945, ông thành lập và tổ chức một số giải thưởng văn học, sử học mang tên hai nhà văn lớn: Việt Nam và quốc tế. Đó là các giải: Trương Vĩnh KýLe Comte du Nouy.

Ông có chân trong Hội văn bút Việt Nam (Sài Gòn) và Phong trào trí thức công giáo Việt Nam Pax Romana.

-Trần Bắc Sưu Tầm-

● PHẠM ĐÌNH TÂN (1913-X)


TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

° Phạm Thanh [15]

Sinh năm 1913 tại Bảo Long, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Phạm Đình Tân từ thuở nhỏ đã học quốc ngữ và Pháp văn. Ra trường, ông bắt đầu viết bài cho các báo Phụ nữ thời đàm, Thanh Nghị, Phụng Sự, Tinh Thần. Ông chủ trương báo Thanh Niên và Văn Đàn cùng với Phạm Đình Khiêm. Năm 1946, cả hai cùng thành lập tủ sách Thanh Niên Chuyên San, để đăng các tác phẩm của nhóm. Đây là bước đầu của Tinh Việt Văn Đoàn. Văn đoàn này tổ chức rất đơn sơ, nhưng gồm toàn những người có tâm huyết, nhằm mục đích “đem đạo vào đời”, đem tinh thần công giáo để xây dựng cho văn hóa dân tộc. Sau này ông còn là chủ nhiệm của tuần san Văn Đàn.

Năm 1958 ông thành lập và tổ chức hai giải thưởng văn học Trương Vĩnh Ký và Le Comte du Nouy. Năm 1960, ông khởi xướng, tổ chức và điều khiển các buổi hội thảo về lịch sử và văn chương. Năm 1968, ông sáng lập và làm tổng thư ký trung tâm nghiên cứu và thông tin Chân lý. Cũng năm đó ông sáng lập và làm tổng thư ký trung tâm Giáo dục Minh Thế.

Văn nghiệp.

Phạm Đình Tân là một cây viết già dặn và phong phú. Ông viết thật nhiều và thật dễ dãi.

Chúa Cứu Thế với thanh niên, dịch từ Thiamer Toth. Saigon: Tinh Việt Văn Đoàn, 1950.

Tiếng thầm (thơ) Hà Nội, 1952.

Ozanam với Hội Thánh, Saigon: Văn Đàn, 1953.

Tiếng thầm-Lời thiêng (thơ), Saigon, 1960.

Tòa Thánh La Mã, Saigon, 1960.

Trên đường về, Saigon, 1963.

Chúa Cứu Thế với gia đình.

Chúa Cứu Thế với thời nay.

Đức Mẹ giữa chúng ta.

Chìa khóa mở cửa thành công.

Kiến thiết tinh thần.

Duy Đức, học sinh trinh thám, tiểu thuyết giáo dục.

Thân phận lao động.

Ngoài ra ông còn dịch một số sách như:

Tiến hóa tư tưởng của một nhà khoa học: Le Comte du Nouy.

Nhật ký Cô An.

Lịch sử Gia Nã Đại.

Lịch sử Mễ Tây Cơ.

Theo dõi những công việc của Tinh Việt Văn Đoàn và của riêng Phạm Đình Tân, những người có tâm huyết với văn học Việt Nam phải công nhận rằng ông đã đóng góp thật nhiều và thật quý giá cho văn hóa dân tộc. Ngoài những đóng góp bình thường của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, ông còn đem hết cuộc đời và tâm tư để xây dựng cho dân tộc trong ba lãnh vực:

Giới thiệu những tư tưởng và đạo sống của Tây phương cho người mình bằng những sách dịch nổi tiếng từ Pháp văn.

Đem những tinh hoa của Đạo Công Giáo bồi đắp và phong phú hóa tâm hồn và đạo sống Việt Nam bên cạnh đạo lý của Tam Giáo.

Chia sẻ cuộc sống đạo hạnh và nhiệt tâm của một tín đồ công giáo thuần thành và một người Việt mô phạm.

Qua cuốn Trên đường về, độc giả thấy rõ thiện chí của một người đi tìm chân lý và đạo sống. Chân lý và đạo sống đó rất phù hợp với Đạo sống truyền thống Việt Nam. Cuộc đời và thơ văn của ông đã chứng minh điều đó.

Bàng Bá Lân viết: “Văn Đoàn Tinh Việt là văn đoàn thọ lâu hơn hết các văn đoàn có trên đất Việt Nam”. Phê bình thơ Phạm Đình Tân, họ Bàng viết: “ Đọc thơ tôn giáo của Phạm Đình Tân, tôi không thể không liên tưởng đến thơ Hàn Mặc Tử. Tôi phải thành thực nhận rằng: tuy Phạm Đình Tân rất ngoan đạo, nhưng so với Hàn Mặc Tử, đời anh tương đối bình an... nên thơ tôn giáo của anh cũng dễ dãi hiền lành, không sôi nổi đau thương, không xúc động mạnh người đọc như những vần thơ rướm máu của Hàn Mặc Tử.”[16]

TRÍCH TUYỂN THƠ

ĐAU ĐỚN

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tự thuở nào, Người trụt xuống trần gian,

Tổ tiên xưa con cháu cả nhân hoàn,

Vì một tội mà trầm luân muôn kiếp.

Đầu muốn ngửng: xác thịt đè liên tiếp!

Mắt trông lên: mí nặng cúi nhìn chân!

Một chút gì của Chúa liễm vào thân

Hằng nhớ tưởng tuyệt vời nơi Thiên quốc.

Nhưng than ôi! tội vần hồn kiệt nhược,

(Sức mọn hèn chống đỡ được là bao!)

Nên từ lâu cho tới ngày nào

Cả nhân loại đẫm mình trong bóng tối!

Một tội tổ giắt theo ngàn giống tội,

Một phạt hình u ám cả muôn năm!

Nguồn bùn dơ lan chảy khắp trần phàm,

Ngọn lửa phạt thiêu sầu muôn thế kỷ.

Đã bao năm, đã bao năm rền rĩ,

Tiếng khóc than không ngớt, không ngừng thôi.

Biết bao giờ hồn thảm thoát lò sôi

Ra khỏi chốn tối tăm và yên lặng ?

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

Chúa nhân loài thương nhớ một đàn con.

Vì tổ tiên chìm đắm cả linh hồn,

Và xác thịt bầy mồi cho quỷ dữ.

Khắp đây đó, Chúa trông nhìn vũ trụ,

Đâu oai quyền xứng đáng với trần gian ?

Đâu ơn thiêng rẩy tưới đất khô khan ?

Đâu công nghiệp rỡ ràng soi bóng tối ?

Trong vực thẳm, ai dám cao tiếng gọi ?

Đấng nhân lành tha thứ tội ngàn xưa ?

Không, cả trần gian hư thối đen mù!

Hồn dầu dãi không còn... thật không còn đáng kể.

Chúa buồn bã thầm rơi ánh lệ,

Biết vì ai nhẹ giảm tội tình sâu

Cho đàn con lưu lạc chốn u sầu

Được ngẩng mặt trông lên Cha sáng láng ?

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

Cha vì con phải hạ xuống trần gian,

Bỏ ngai vàng cao quý chốn vinh quang!

Bỏ rực rỡ triều thiên ngàn ánh lạ!

Bỏ bầy tôi trung thành nơi cao cả!

Từ giã trời, cung điện tối uy linh,

Xuống trần gian sống giữa chốn hôi tanh,

Để hàn gắn những vết thương đang rộng mở.

Ôi! lòng nhân từ vô độ!

Ôi! tình yêu tuyệt đối không cùng!

Tay công bằng thẳng phạt kẻ kiêu căng.

Tay nhân đức vuốt ve hồn tội lỗi.

Từ đêm ấy trong hang lừa u tối,

Chúa bắt đầu nhận lấy chuỗi lao lung

Để người ta được thấy phút vui mừng

Trên thiên quốc tưng bừng hương sáng!

Đau đớn là đường lên Ánh sáng!

Chúa hiến mình làm bia bắn của Đau thương.

Tay nâng niu ôm ấp mối sầu trường,

Tim khắc khoải trong muôn nghìn cay đắng,

Cây thập giá trên xác trần đè nặng,

Đường đau thương sỏi đá buốt thịt xương!

Nước bọt dơ quân dữ nhổ chán chường

Trên mặt thánh máu me nhễ nhại!

Cả mình thánh ê chề tê tái,

Triều thiên gai: đau đớn mỉa mai sao!

Giờ trông mong sắp tắt mọi u sầu,

Chúa kêu khát. Và dấm đưa thay nước.

- Ta nuốt hết đau thương tủi cực

Để mở đường hạnh phúc cho trần gian.

Phút cuối cùng quân độc dữ, hung tàn

Còn cầm mác đâm thêm dấu nữa.

- Đây giọt máu của lòng ta chan chứa

Yêu trần gian làm của lễ dâng Trời.

Bao đau thương, bao tủi cực, bao tơi bời,

Ta đã nếm, đã uống, và đã chịu.

Ôi! Hỡi trần gian tội chĩu,

Từ giờ đây đường hạnh phúc thênh thang.

Hãy theo ta, theo rõi bước đau thương

Để tiến tới nơi đầy Ánh Sáng.

Đau đớn là đường lên Ánh Sáng!

Chúa muôn loài đã sống lại hôm nay.

Tiếng mừng ca vang dậy khắp đó đây

Vẻ đắc thắng tưng bừng trên các mặt.

Thiên thần hát, nhạc thiêng lừng ánh ngát.

Hoa tung đài, nở nhị vút muôn hương.

Cả trần gian đứng dậy. Khắp ngàn phương

Lòng hớn hở reo theo lời cảm tạ.

Chúa bằng lòng mỉm cười từ giã

Và oai nghiêm trở lại chốn Vinh Quang

Là nơi từ ngàn xưa trong chốn đền vàng,

Chúa ngự trị và nhận lòng cung kính.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đau đớn là đường lên Ánh Sáng!

Chúa muôn loài vạn tuế! Sáng muôn năm!

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Bài viết nhân 50 năm Tưởng niệm Đức Cha Đa Minh HỒ NGỌC CẨN (27.11.1948-27-11.1998)

[2] Hồ Ngọc Cẩn : Văn chương thi phú Annam, Hồng Kông : In lần thứ hai. Nhà in Hội Truyền Giáo Paris. 1923, trang 126-28.

[3] Bài này đăng trên tạp chí Văn, Sài Gòn, số 179, ngày 1-6-1971, chúng tôi lấy lại theo bản in trong quyển “Hàn Mặc Tử…” của Phan Cự Đệ (Nxb…………..)

(1) Vũ Ngọc Phan, nhà văn hiện đại III, 1942 = ấn bản 1951. NXB Vĩnh Thịnh. Hà Nội, tr. 326.

(2) Hoài Thanh và Hoài Chân, thi nhân Việt Nam, Thiều Quang tái bản. Sài Gòn, 1967, tr. 204.

(3) Văn, số đặc biệt đăng về Hàn Mặc Tử, 73-74, ngày 7-1-1967,tr. 139.

(*) (?)

(4) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 141-148.

(5) Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 141-148.

(7) Thơ Hàn Mặc Tử đều trích từ ấn bản Tân Việt, Sài Gòn, 1959 – ấn bản này không đánh số trang, tôi dựa theo mục lục mà ghi số trang, để bạn đọc dễ kiểm chứng.

(8) Huỳnh Phan Anh, Văn, số 73-74 đã dẫn.

(9) Vũ Ngọc Phan, sđd, tr,322.

(10) Hoài Thanh và Hoài Chân sđd, tr. 212.

(10)

(11) Hoài Thanh và Hoài Châu, sđd, tr. 211.

(11) Hoài Thanh và Hoài Châu, sđd, tr. 211.

(11) Hoài Thanh và Hoài Châu, sđd, tr. 211.

(12) Văn, số đặc biệt về Hàn Mặc Tử, đã dẫn tr. 120.

(13) Jacques Dournes, Dieu Aime les Paiens, Aubier. 1963, tr.149.

(14) Văn, sđd, tr. 47.

(15) Vũ Ngọc Phan, sđd, tr. 326.

(16) J. E. KERNS, S. J Les Chrétiens, Le Mariage et la Sexualité. Edit. Du Cerj. 1966.

(17) J. E. KERNS, S. J. sđd, tr. 94.

(18) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 73.

(19) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 73

(20) Thư MC, do Trần Thanh Mại trích, sđd, tr. 95.

(20)

(21) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 95.

(22) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 88.

(23) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 193.

(24) Trần Thanh Mại, sđd, tr. 212.

(25) Vũ Ngọc Phan, Sđd, tr. 330.

(26) Hoài Thanh và Hoài Chân, Sđd, tr. 212.

(27) Trần Thanh Mại, Sđd, tr. 120.

(28) Nguyễn Công Hoan, tạp chí văn nghệ Hà Nội, số 67, tháng 12 – 1962 và 68. Tháng 1 – 1963 về Tú Xương. Tôi đã đề cập tới trong Văn, số 163, ngày 1-10-1970.

(29) Quách Tấn, Văn, sđd, tr. 116.

(30) Trần Thanh Mại, trích sđd, tr. 120.

(31) Hoài Thanh và Hoài Chân, Sđd, tr. 221.

(32) Charles Journet, Le Mal, essai théologique, tủ sách giáo lý, Desclée de Brouwer, Bruges, Bỉ, 1961, tr. 271.

[4] Đây là phần II và III của thiên khảo luận bằng tiếng Pháp L’Expérience poétique et l’itinéraire spiriuel de Hàn Mặc Tử, đăng tập san Bulletin de la Sociéte des Etudes Indochinoises (Sài Gòn, loại mới bộ XLVII số 4 quý 4 năm 1972, trang 567-632) và đồng thời in riêng thành sách (Nxb La Voie Nouvelle, Paris tái bản, 1985). Phần I nhận định khái quát về cuộc đời và tác phẩm đã trích đăng ở phần “tác giả và tác phẩm” trên đây.

(*) Trong nguyên bản tiếng Pháp:”Talchimie rimbaldienne du verbe” (chú thích của P.C.Đ)

(*) Nguyên văn tiếng Pháp là “La présence créatrice du Verbe de Dieu” (PCĐ); Thần Ngôn Thiên Chúa. Tức là Ngôi Lời Thiên Chúa (LĐB).

(*) Nguyên văn: “Notre-Dame du Rosaire dans l’économie divine” (chú thích của P.C.Đ).

[5] Phật giáo chia thế giới làm hai cõi: thế gian và xuất thế gian tức là thế giới hữu hình và thế giới vô vi; đây sánh xuất thế gian với cõi thanh tịnh của lòng.

[6] Danh từ biểu lộ sự hoan hỉ và cung kính đối với Thiên Chúa.

[7] Tiếng nhạc trên trời rất mầu nhiệm, hình dung được cả sự phương phi.

[8] Chàng đây là thi sĩ, không phải chàng của thiếp.

[9] Ý nói sự ngợi khen có văn vẻ như trong sách XuânThu.

[10] Ý nói sự ngợi khen có văn vẻ như trong sách Xuân Thu.

[11] Ý nói cầu nguyện sốt sằng cảm động được màu sắc của không gian, biến từ sắc xám hay đen ra trắng hoặc nói cầu nguyện từ đầu hôm cho tới sáng bạch.

[12] Song lộc triều nguyên: theo sách tử vi, sao Hóa Lộc và sao Lộc Tôn đóng ở cung Chính diện, chiếu vào bổn mạng ai thì người ấy sẽ giàu sang. Đây là chú thích theo tập Thơ Hàn Mặc Tử (Nghĩa Bình xuất bản, 1988, tr. 13). Nhà nghiên cứu Võ Long Tê trong bài Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử đã chú thích dựa theo một câu của Thánh Vịnh số 42-43).

[13] Trí miêu duệ: Trí là Nguyễn Trọng Trí, miêu duệ là con cháu. Ý Hàn Mặc Tử nhận mình là con cháu của thánh.

[14] Phượng Trì: cung giao Trì là nơi ở của Tây Vương Mẫu theo điển tích Trung Quốc, Hàn Mặc Tử dựa vào đó mà đặt tên cho thánh cung Maria là Phượng Trì. Nguyễn Bá Tín cho hai chữ Phượng Trì bắt đầu từ nhân vật Cam Phượng Trì trong cuốn phim Hỏa thiêu Hồng Liên tự.

[15] Thi nhân Việt Nam hiện đại, Nxb… năm…, trang…

[16] Bàng Bá Lân : Kỷ niệm văn thi sĩ hiện đại. Saigon : Xây Dựng, 1962, trang 185-189.

Tác giả Lê Đình Bảng

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Tình Của Mẹ


Trần Bắc trân trọng gửi tới quý vị bài hát Tình của Mẹ

Niềm vui là trao tặng

Niềm vui là trao tặng

coeur_en_feu_____mTrải nghiệm trong cuộc sống cho thấy, hiếm có ai hài lòng với mình, với người khác và với cuộc đời. Trong khi tiếp xúc với người khác, với bạn hữu, với đồng nghiệp và với mọi người, người ta thường thấy những hiểu lầm, ghen ghét, phê bình, chỉ trích. Thiết nghĩ đó là những thiếu sót của tình yêu, của cảm thông. Ai cũng đều hiểu rằng, nếu người ta biết trao tặng nhau những lời yêu thương và những nụ cười nho nhỏ thì chắc chắn cuộc sống sẽ vơi đi nhiều những căn bệnh bất hòa mãn tính của lòng người.

Có một tác giả đã viết: "Trái tim không phải là một món hàng để mua bán, nhưng chính là một món quà để trao tặng. Một trái tim không biết trao tặng là một trái tim chết, một trái tim không biết rung động trước những đau khổ của anh em đồng loại là một trái tim khô cằn sỏi đá.

Người ta thường phân biệt sang hèn thành giai cấp, thứ bậc. Có những người tiền rừng bạc biển, có những người khố rách áo ôm. Nhưng cộng chung giầu hay nghèo, sang hay hèn, mọi người đều có một trái tim. Đúng vậy, lẽ ra những trái tim ấy phải giống nhau, vì chức năng của con tim là như nhau. Giá trị của trái tim là trao nhau, là hiến tặng. Chính lúc trao tặng cho nhau như thế là người ta đã cho nhau một món quà vô giá. Món quà đó không phụ thuộc vào số lượng và tiền tài mà chính là ở thái độ trìu mến, một nụ cười yêu thương của trái tim.

Thượng đế đã tạo dựng con người để được sống hạnh phúc và hạnh phúc ngay trong cuộc sống này. Niềm tin vào Thượng đế dù ở tôn giáo nào cũng không chỉ hướng đến hạnh phúc đời sau, nhưng còn mời gọi hết mọi người hưởng hạnh phúc ngay ở đời này. Mặc lấy thân phận con người, người ta được mời gọi hưởng niềm hạnh phúc trong yêu thương và phục vụ nhau. Bí quyết hạnh phúc mà Thượng đế đã trao tặng là hãy biết nhìn nhận và đón lấy những nghịch cảnh và chấp nhận nó ngay trong cuộc sống này. Bí quyết hạnh phúc cũng chính là biết đón nhận những niềm vui nhỏ bé và đem trao tặng.

Không ai cho mình là người có đủ mọi thứ, có nghĩa là người ta còn đang thiếu và cần có cho đủ. Có sống những ngày xa gia đình họ mới biết quí trọng và nhớ nhung những ngày tháng sống êm đềm bên người thân. Có đau đớn quằn quại trên giường bệnh họ mới thấy giá trị của sức khỏe. Khi lầm lỗi họ mới biết cảm thông với người lỗi lầm. Khi quỵ ngã họ mới biết đỡ nâng những người sa đọa. Khi lang thang họ mới biết đắng cay của người không nhà. Cuộc sống có vô vàn những niềm vui lớn nhỏ và chỉ khi nào mất nó người ta mới cảm thấy luyến nhớ và nuối tiếc. Chính lúc buồn chán thất vọng nhất, chính lúc gặp những mất mát thua thiệt nhất là lúc người ta cần nhớ mình vẫn luôn có một bàn tay vô hình nào đó của Thượng đế đỡ nâng.

Chắc chắn niềm vui không phải là một kho tàng có sẵn mà phải luôn được kiến tạo hàng ngày. Kiến tạo niềm vui cho mình bằng cách hãy làm cho người khác được vui, càng trao ban thì niềm vui càng lớn mạnh. Ai cũng có một điều gì đó để trao tặng, để nâng đỡ người khác, nếu không phải là tiền bạc, thì có thể chia sẻ với tha nhân một chút ít thời gian, một chút ít kiến thức và tài năng của mình. Chắc không ai nghèo đến mức mà không có lấy một chút gì cho người khác bởi vì ai cũng có thể chia sẻ tình thương của mình cho người bên cạnh. Điều quan trọng là người ta có sẵn sàng trao ban hay không mà thôi.

Nói những lời yêu thương và nở một nụ cười bằng sự trìu mến, đó là bí quyết giúp ta được vui. Hãy dùng nụ cười để che đi những ganh ghét, hiểu lầm. Hãy dùng nụ cười để xóa đi những bất hạnh, đau buồn. Vì cho đi là lãnh nhận. Có như thế cuộc sống quanh ta sẽ chứa chan niềm vui.

Giuse Trần Văn Bắc

Sống đạo giữa cuộc đời

Sống đạo giữa cuộc đời

van_phongNhiều khi người Kitô chúng ta cứ băn khoăn làm sao sống Đạo cho tự nhiên ở những nơi mình làm việc. Có lẽ có một kinh nghiệm sống Đạo cho thật hữu ích đó là hãy đem tâm tình cầu nguyện vào mỗi hành động.

Có lúc chúng ta như không thấy Chúa vì lời nói không nhắc tới Chúa, vì Chúa không hiện ra làm phép lạ để thay đổi tình thế rắc rối ngay lập tức nhưng không vì thế mà ta cho rằng Chúa không hành động. Chúa vẫn đang hành động qua đôi tay, qua bước chân, qua suy nghĩ và lời nói của chúng ta. Dưới đây là một lá thư nho nhỏ của một thư ký lo việc tổng hợp cho một văn phòng chuyên thiết kế và thi công nội thất những công trình dân dụng, công trình giải trí ở Hà Nội. Một người theo Chúa giữa đông người chưa theo Chúa nhưng hy vọng sự hiện diện của Chúa qua hữu thể nhỏ bé ấy theo thời gian sẽ đánh động cả văn phòng. Dù hữu thể ấy sau này sẽ không còn ỏ đó nhưng dư âm về một người Sống Đạo thì không phải là không có tác dụng gì đâu...

LÁ THƯ GỬI VĂN PHÒNG TRƯỚC KỲ NGHỈ DÀI NGÀY 30/04 – 02/05

...Vậy là những cơn mưa tháng Tư sẽ qua đi để nhường cho hoa tháng Năm bừng lên rạng rỡ. Nhưng hoa tháng Năm sẽ rạng rỡ hơn nhờ những nụ cười của Người Big House – người có trái tim bao dung và ôm ấp ước mơ góp vẻ đẹp cho đời.

... Vậy là chúng ta đã đi với nhau một quãng đời, có dài, có ngắn nhưng không khi nào không có kỷ niệm. Mỗi một sáng qua đi, mỗi một chiều lại tới rồi một ngày cũng tan ra cho chuỗi kỷ niệm dài thêm. Cùng chung một không gian và thời gian chúng ta cũng cùng ảnh hưởng lên nhau cảm giác vui buồn. Có thể sở thích ta khác nhau, có thể cảm nhận của ta khác nhau nhưng ta đang ở bên nhau.

Có thể hôm nay tôi im lặng nhưng không phải là tôi không muốn nói gì với bạn. Đôi tai lòng của tôi vẫn đang lắng nghe nhịp thời gian, nhịp xúc cảm nơi bạn với công việc và với những gì tác động tới bạn từ bên ngoài và diễn biến tâm lý của bạn tự bên trong. Niềm vui nơi tâm hồn thật mãnh liệt phải không?

... Vậy là Người Big House chúng ta sắp được nghỉ như bao nhiêu người văn phòng khác. Một chút tình lắng đọng lại trang thư gửi về các bạn, những người sống quanh tôi. Qua đây tôi cũng gửi tới các bạn lời chúc sức khỏe, kỳ nghỉ thật vui vẻ, bình an của anh Tuấn Anh, giám đốc chúng ta kèm theo chút quà nhỏ nữa. CHÚC KỲ NGHỈ VUI VẺ!

Thứ Sáu tuần Bát Nhật Phục Sinh 29/04/2011 - Tín hữu

Tình Người Là Tha Thứ

Tình người là tha thứ

Yeu_thuong_tha_thuCuộc sống của con người là sống với người khác, sống với người thân cận. Những người khác đó có thể họ ngay bên ta, có thể họ không gần ta. Những người khác đó có thể họ yêu thương ta hay họ đang ghét ta. Trong cuộc sống thường ngày, vô tình hay cố ý, có người đã đối xử với ta không tốt, trong lời nói cũng như trong việc họ làm.

Thường mà nói là con người ai cũng có những hoài niệm, có khi những hoài niềm đó làm cho ta vui, đôi khi những hoài niệm đó làm ta buồn, làm ta giận, làm ta hận và thù ghét. Chắc chắn những hoài niệm này sẽ có liên quan đến người khác. Những người khác đó có thể là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bạn bè hay tình làng nghĩa lối xóm với nhau. Vậy điều quan trọng là ta tìm ra cách nào để quên đi những hoài niệm đáng buồn đó?

Tha thứ là điều khó lắm nhưng cũng chính là điều cao cả mà các tôn giáo đều dạy ta phải cống hiến cho người khác. Cho nhau tình yêu, cho nhau tiền của, cho nhau thời giờ có khi những điều đó còn dễ làm hơn là cho nhau một sự tha thứ.

Nhiều người ngày nay chắc chắn không thể hiểu được tha thứ là gì. Tha thứ là sự cho đi của tình người. Bởi chính tha thứ làm cho ta biết yêu tất cả những người đã mang lại cho chúng ta những hoài niệm của đau khổ, yêu những ai đã mang lại cho ta một sự giận ghét. Thật là cao cả khi ta biết quên mình bỏ qua tự ái ích kỷ cá nhân để sống hòa hợp với anh em.

Viết đến đây tôi nghĩ lại một câu chuyện mà tôi đã chứng kiến, có lẽ câu chuyện này đã làm cho tôi phải suy nghĩ nhiều về sự tha thứ cho người anh em: Có hai gia đình nọ cùng là xóm láng với nhau, chơi với nhau rất thân tình. Một hôm không biết vì chuyện xích mích gì mà hai gia đình đó không đến với nhau, không hỏi han nhau như mọi ngày nữa. Lần kia một trong hai gia đình mang cây nhà mình ra trồng tại một dải đất không thuộc của mình, mà cũng không thuộc về nhà bên cạnh. Dải đất đó có lẽ là dải đất chung thì phải. Ấy vậy mà khi trồng cây ra đó thì gia đình kia chửi máng quá trời và ông xóm láng bên cạnh cũng không kém. Xích mích càng ngày càng trầm trọng. Một cụ già trong một gia đình mới nói với con cháu mình rằng: "Thôi chúng bay đừng có cãi nhau làm gì, chắc chắn xích mích và cãi nhau như thế thì không bao giờ có điểm chung đâu, điều quan trong là một trong hai bên có giám nhận sai về mình hay không. Hay có giám chịu thiệt và nhận ra mình có lỗi và có giám tha thứ cho nhau hay không thôi."

Vâng! đúng là như vây chỉ khi con người giám nhận mình sai trong những cuộc giao tiếp cãi cọ, biết chịu thiệt thòi về mình thì chắc chắn sự đổ vỡ trong gia đình không có, mà ngược lại gia đình và tình làng nghĩa xóm niềm vui ngập tràn. Biết bao gia đình tan vỡ mất hạnh phúc chỉ vì tính tự ái cá nhân, biết bao cuộc gây gổ bất hòa chỉ vì không biết chịu đựng, và biết bao tình bạn cao quí đã phải chia tay chỉ vì những xích mích nhỏ nhen, đưa đến hiểu lầm nhau !

Tại sao ta không thể ngồi lại với nhau, giãi bầy tâm tư ước nguyện với nhau rồi cùng nhau giải quyết và cảm thông cho nhau.

Cuôc sống ngày nay thật bon chen, nhưng ngược lại các cụ tổ tiên Việt Nam chúng ta có câu "Lấy Ân Trả Oán" thật đúng! không có cách trả thù nào cao quí cho bằng yêu thương và tha thứ.

Thời đại chúng ta thiết nghĩ đang có những cuộc cách mạng bạo động. Một xã hội văn mình làm sao có thể lấy những cuộc bao động mà giáo dục con người trở thành "người" được. Chỉ có cuộc cách mạng duy nhất mới cứu vãn được con người và nhân lại ngày nay: Đó là cách mạng của tình yêu thương, chỉ có cách mạng tình thương ấy mới tiêu diệt được những hoài niềm của sự oán hờn ghen ghét và hận thù.

Mỗi chúng ta có thể sống bằng một niềm vui, một tình thương trao ban để qua đó mọi người nhận ra Thượng Đế là Thiên Chúa của tình yêu thương. Người không bao giờ đầu hàng với những yếu hèn và khuyết điểm của con người. Và chỉ có Thượng Đế là tha thứ không ngừng mới có thể đòi buộc con người không ngừng thứ tha. Tha thứ chính là sự cao trọng của tình người, vì chỉ có thứ tha con người mới giống Thượng Đế và gần Ngài./.

Giuse Trần Văn Bắc